Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh)
Slide điện tử bài 6: Dế chọi (Bồ Tùng Linh). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6. TRUYỆN TRUYỀN KỲ VÀ TRUYỆN TRINH THÁM
VĂN BẢN. DẾ CHỌI
CHUẨN BỊ
Câu 1: Đọc trước truyện Dế chọi: tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Bồ Tùng Linh và tập truyện Liêu Trai chí dị.
Trả lời rút gọn:
- Tác giả:
+ Bồ Tùng Linh sinh năm 1640
+ Xuất thân trong gia đình thế gia suy sụp, trở thành tiểu thương.
+ Luôn gặp trắc trở trong thi cử khiến ông không đỗ đạt được: lúc thì bị ốm khi thi, lúc thì thi hỏng.
+ Năm Bồ Tùng Linh 20 tuổi, ông đã bắt đầu viết “Liêu Trai chí dị”, 20 năm sau, vào năm Canh Thân 1680, Bồ Tùng Linh đã hoàn thành, nhưng cũng phải mất thêm thời gian 10 năm nữa, vào năm Canh Ngọ 1690, Bồ Tùng Linh mới viết hoàn chỉnh Liêu Trai Chí Dị.
- Tác phẩm: “Liêu Trai chí dị” có hơn 500 truyện dài ngắn khác nhau, đề cập đến nhiều nhân vật, nhiều đề tài, với điểm chung duy nhất là xoay quanh các nhân vật yêu tinh, ma quái, những thực thể kỳ dị, khác thường. Thông qua đó, người đọc có thể nhìn thấy bức tranh xã hội Trung Quốc qua các thời kỳ khác nhau trong lịch sử, và nắm bắt những góc nhìn cá nhân của Bồ Tùng Linh về tình hình xã hội phong kiến, khoa cử, về tình yêu nam nữ, lễ giáo Nho gia, tình người, đồng tính luyến ái,… Tình bằng hữu, tấm lòng trung tín nghĩa cũng được đề cao trong rất nhiều truyện.
Câu 2: Em biết gì về trò chơi chọi dế?
Trả lời rút gọn:
Dế chọi với nhau từng cặp một. Hai con dế phải có tầm vóc ngang nhau, qua sự quy ước của hai chú dế. Cửa hai chiếc lồng được áp vào sát vào nhau rồi lần lượt kéo lên. Nếu dế để trong hộp thì hộp cũng được khoét một cái cửa sát với đường gờ đáy hộp. Hai chú dế ngồi hai bên.
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Trò chơi chọi dế được ưa chuộng ở đâu, nảy sinh như thế nào?
Trả lời rút gọn:
Trò chơi được ưa chuộng ở thời Tuyên Đức, nảy sinh do viên quan lệnh huyện Hòa Âm muốn lấy lòng quan trên nên đem tiến một con dế chọi.
Câu 2: Thành Danh là người thế nào?
Trả lời rút gọn:
Là người chất phác, ít nói cho nên bị bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng.
Câu 3: Chú ý chi tiết kì lạ trong việc đi tìm bắt dế của Thành Danh?
Trả lời rút gọn:
Vợ Thành đi tìm gặp thầy bói, Thành Danh theo tờ giấy vẽ bà đồng cho mà tìm đến nơi để bắt dế.
Câu 4: Điều gì đã xảy ra với con của Thành Danh?
Trả lời rút gọn:
Chết đi sống lại nhưng đứa con lại ngủ bằn bặt, trơ ra như gỗ.
Câu 5: Chú dế của Thành Danh có đặc điểm gì đáng chú ý?
Trả lời rút gọn:
Đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai.
Câu 6: Thành Danh đã được hưởng lợi gì từ chú dế kì lạ này?
Trả lời rút gọn:
Nhờ chú dế mà quan huyện được thăng cấp liền cho Thành được miễn sai dịch, lại dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài.
Câu 5: Chú dế kì lạ kia thực chất là ai?
Trả lời rút gọn:
Con của Thành Danh.
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Dế chọi thuộc thể loại truyện nào? Em dựa vào yếu tố nào để xác định điều đó?
Trả lời rút gọn:
Thể loại truyện truyền kì.
Căn cứ: dựa vào yếu tố đặc điểm của truyện truyền kì: kể những câu chuyện kì lạ, nhân vật chính là người bình dân, sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2. Truyện có những nhân vật nào? Hãy phân tích nhân vật Thành Danh và dế con.
Trả lời rút gọn:
Truyện có những nhân vật:
- Quan tỉnh
- Quan huyện
- Thành Danh
- Vợ Thành Danh
- Đứa con
- Bà đồng
Nhân vật Thành Danh:
+ Hiền lành, chất phác, giữ chân chức dịch trong làng.
+ Không muốn làm nhiễu dân nên đã tự mình đi tìm dế để nộp cho quan huyện. Vì không tìm được nên anh bị phạt đòn, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử.
Nhưng sau khi tìm được dế:
+ Vợ Thành Danh được cô đồng chỉ chỗ có dế, Thành bắt được nhưng thảm kịch đã xảy ra. Con trai anh vô tình làm dế chết, vì quá sợ bố nên nhảy xuống giếng chết đuối. => Thương con, vật vã kêu trời muốn chết.
+ Đứa con hóa thân vào con Dế khiến Thành Danh được học tiếp và thi đỗ tú tài. => Thành Danh trở nên giàu sang phú quý, gia đình được vinh hiển.
Nhân vật dế con:
+ Nhân vật dế con được hóa thân bởi con trai của Thành Danh.
+ Vì sợ hãi và thương cha mẹ đã trở thành chú dế nhỏ, chọi giỏi lại còn biết nhảy múa theo tiếng đàn.
=> Nhờ vậy mà chú đã lấy được lòng quan nên đã giúp cha mình được hưởng vinh hoa phú quý.
Câu 3: Phân tích tác dụng của những yếu tố kì ảo trong truyện Dế chọi.
Trả lời rút gọn:
Yếu tố kì ảo:
- Ở giữa là đền gác như kiểu chùa Phật, đằng sau, dưới ngọn núi nhỏ lổn nhổn những mô đá kì quái.
- Còn điều kì lạ hơn nữa, ở trong cung, con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt là lại nhảy múa theo các tiết điệu.
- Còn con Thành, hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể lại rằng: Mình đã hóa thành dế lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại.
Tác dụng: Làm cho câu chuyện thêm li kì, gay cấn và hợp lý hơn
Câu 4: Theo em, qua nội dung của truyện Dế chọi, tác giả muốn tập trung thể hiện điều tiêu cực gì trong xã hội lúc bấy giờ?
Trả lời rút gọn:
Vạch trần chế độ tàn bạo, độc ác của bọn quan lại ngày xưa. Đồng thời bày tỏ sự xót thương cho số phận những con người “nhỏ bé” luôn bị chà đạp, bóc lột.
Câu 5: Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì? Hãy xác định thái độ của tác giả trong lời bàn và chỉ ra các câu văn thể hiện rõ thái độ đó.
Trả lời rút gọn:
Tác dụng: răn đe quan lại, làm việc gì thì hãy nghĩ tới dân.
Thái độ: tố cáo bọn quan lại tàn ác và đứng lên bảo vệ nhân dân. Câu văn thể hiện rõ thái độ: “Một người thăng thiên, gà chó cũng thành tiên”. Đáng tin vậy thay!
Câu 5: Viết một đoạn văn (khoảng 12 - 15 dòng) thể hiện suy nghĩ của em về một vấn đề xã hội đặt ra trong truyện Dế chọi
Trả lời rút gọn:
"Dế Chọi" của Bồ Tùng Linh phản ánh một xã hội phong kiến đầy bất công và tàn bạo thông qua câu chuyện về gia đình Thành Danh. Thành Danh, một quan thanh liêm, phải tự bắt dế để trang trải cuộc sống, thể hiện phẩm chất cao quý và lòng nhân đạo của một người chính trực.
Bên cạnh đó, tác phẩm cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với số phận của người dân lao động. Họ bị bóc lột và chà đạp bởi quan lại và cường hào, trong khi không có tiếng nói và không thể tự quyết định số phận của mình.
"Dế Chọi" được viết trong bối cảnh xã hội phong kiến thối nát, khi con người chịu ảnh hưởng nặng nề từ thuyết luân hồi báo ứng. Tác phẩm tập trung vào giá trị nhân đạo, lên án xã hội bất công và khẳng định niềm tin vào công bằng.