Slide bài giảng Ngữ văn 9 Cánh diều bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn

Slide điện tử bài 10: Một số lưu ý về trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 9 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 10. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT. CÁC BPTT CHƠI CHỮ, ĐIỆP THANH VÀ ĐIỆP VẦN

Câu 1: Tìm trong sách giáo khoa (bộ sách Cánh Diều) một trường hợp chú thích nguồn của ý kiến được trích dẫn ở ngay sau ý kiến đó hoặc ở chân trang.

Trả lởi rút gọn:

Văn bản “Nói thêm về Chuyện người con gái Nam Xương": Nguồn cuối văn bản: Theo nguvan.hnue.edu.vn 

Câu 2: Tìm danh mục tài liệu tham khảo ở một quyển sách em đã đọc. Cho biết các tài liệu trong danh mục đó được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.

Trả lởi rút gọn:

Danh mục tài liệu tham khảo được đặt cuối bài viết, được bắt đầu bằng tiêu đề “Tài liệu tham khảo”, tiếp theo liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử…) được sắp xếp thứ tự Alphabet theo họ tác giả, tên bài viết/ấn phẩm không có tác giả.

Câu 3: Chỉ ra thiếu sót trong cách sắp xếp các tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo sau và sửa lại cho phù hợp:

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Phan Văn Các (2001), Từ điển Hán - Việt, NXB Dân Trí.

3. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, NXB Trẻ

4. Trương Chính (1997), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Trả lởi rút gọn:

1. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Nguyễn Tài Cẩn (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Trương Chính (1997), Giải thích các từ gần âm, gần nghĩa dễ nhầm lẫn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, NXB Trẻ

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giới thiệu về câu rút gọn, trong đó có trích dẫn định nghĩa về kiểu câu này trong sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai (bộ sách Cánh Diều) và chú thích nguồn ý kiến được trích dẫn.

Trả lởi rút gọn:

Câu rút gọn là câu đã lược bỏ một hoặc một số thành phần bắt buộc trong câu. Việc lược bỏ thành phần bắt buộc trong câu có những tác dụng làm cho câu ngắn gọn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp lại các từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước, đồng thời liên kết với câu đứng trước chặt chẽ hơn.