Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Slide điện tử bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 7. NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Chia sẻ một câu chuyện về một doanh nhân thành công mà bạn biết. Theo bạn, yếu tố nào đã góp phần tạo nên sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Năng lực cần thiết của người kinh doanh
Đánh giá năng lực của người kinh doanh
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG I. NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH
Trong ý kiến của bạn, một người kinh doanh cần sở hữu những năng lực nào để thành công?
Nội dung ghi nhớ:
- Năng động, sáng tạo
- Chuyên môn, nghiệp vụ
- Quản lí, lãnh đạo
- Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin
- Dự báo và kiểm soát rủi ro
- Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên,...
HOẠT ĐỘNG II. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI KINH DOANH
Nếu bạn là một nhà kinh doanh, hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà bạn có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh
Nội dung ghi nhớ:
Đánh giá năng lực của người kinh doanh cần dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, khả năng nắm bắt được cơ hội và giải quyết những thách thức của thị trường.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Các tiêu chí dựa vào để đánh giá cơ hội kinh doanh là gì?
A. Điểm đặc biệt, điểm khác biệt, cơ hội
B. Điểm mạnh, điểm yếu
C. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
D. Điểm mạnh, điểm yếu và thách thức đặt ra
Câu 2: Sự nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin của các chủ doanh nghiệp đem đến các lợi ích gì cho doanh nghiệp đó?
A. Có thêm được những điểm khác biệt trong việc kinh doanh
B. Thực hiện được các khả năng kinh doanh vượt trội hơn
C. Nắm bắt được các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp
D. Đưa ra được các kế sách cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh
Câu 3: Để thành công, người làm trong lĩnh vực kinh doanh cần có những năng lực gì?
A. Chỉ cần có năng lực lãnh đạo
B. Chỉ cần có năng lực chuyên môn là đủ
C. Năng lực lãnh đạo, năng lực quản lí, năng lực chuyên môn, năng lực học tập
D. Cần thiết nhất là năng lực học tập
Câu 4: Để tạo ra được sự mới mẻ trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh chủ thể kinh doanh cần có những gì?
A. Có được bằng cấp cao trong việc học tập
B. Có sự quen biết sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh
C. Có tư duy mới mẻ và sự kết hợp thực tiễn
D. Có được năng lực lãnh đạo
Câu 5: Chủ kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh của mình có tốt hay không?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: C
Câu 4: C
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn đồng ý hay không đồng ý với các nhận định sau? Giải thích lý do của bạn:
- Năng lực kinh doanh cần phải được hỗ trợ bởi nguồn vốn để có thể khởi nghiệp thành công.
- Những người kinh doanh có năng lực có khả năng thích ứng tốt nhất với những thay đổi của thị trường.
- Trong kinh doanh, chỉ cần có sự năng động, sáng tạo và dám thực hiện là đủ để thành công.
- Những người tự đánh giá chính xác năng lực của mình sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn.
Câu 2: Đánh giá năng lực kinh doanh của các chủ thể trong những tình huống sau:
- Bà H bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất trẻ và đã thành công trong ngành chế biến thủy sản. Bà đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại, sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi và bà tạo vốn cho ngư dân cũng như các đối tác liên kết. Bà cũng hợp tác với các nhà khoa học để nâng cao công nghệ và chất lượng sản phẩm, đồng thời chăm sóc đời sống người lao động nữ. Bà nhận được nhiều bằng khen và danh hiệu cho những đóng góp của mình.
- Anh N có ý tưởng mở doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm và đã tận dụng kiến thức chuyên môn của mình trong hóa học, sinh học và dược học để phát triển các sản phẩm chất lượng và an toàn. Anh N đã khảo sát thị trường và lập kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu về sắc đẹp và sức khỏe của người tiêu dùng. Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức và cạnh tranh trong ngành, anh N tin tưởng vào sự quyết tâm, kiên trì và kế hoạch cụ thể của mình để xây dựng thương hiệu thành công.