Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Slide điện tử Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 20: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ TỰ DO NGÔN LUẬN, BÁO CHÍ VÀ TIẾP CẬN THÔNG TIN (2 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Bạn có thể chia sẻ hiểu biết của mình về quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin không?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Công dân được quyền và có nghĩa vụ gì liên quan đến tự do ngôn luận, báo chí và việc tiếp cận thông tin?
Nội dung ghi nhớ:
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Khi thực hiện các quyền này, công dân có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành pháp luật về các quyền này và các nghĩa vụ khác có liên quan.
- Biểu hiện của quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
+ Mọi người được tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản hoặc dưới bản điện tử hay dưới hình thức khác.
+ Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in theo quy định của pháp luật.
+ Công dân được chủ động tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ việc thực hiện quyền này theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.
HOẠT ĐỘNG 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Các hành vi vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và quyền tiếp cận thông tin sẽ bị xử lý như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của người khác tùy theo tính chất, mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
HOẠT ĐỘNG 3. Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Công dân cần thực hiện những trách nhiệm gì theo quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Nội dung ghi nhớ:
- Công dân có trách nhiệm biết những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, xây dựng ý thức tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Từ đủ 13 tuổi.
B. Từ đủ 14 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi.
D. Từ đủ 16 tuổi.
Câu 2: Việc ông A sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình để tung tin đồn nhảm không đúng sự thật sẽ bị phạt như thế nào?
A. Cảnh cáo.
B. Nhắc nhở.
C. Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
D. Cắt chức.
Câu 3: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân bị phạt tù bao lâu ? tù từ 03 tháng đến 02 năm.?
A. Từ 2 tháng đến 1 năm.
B. Từ 3 tháng đến 2 năm.
C. Từ 4 tháng đến 3 năm.
D. Từ 5 tháng đến 5 năm.
Câu 4: Quyền tự do ngôn luận có ý nghĩa là?
A. Phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân.
B. Góp phần xây dựng nhà nước.
C. Góp phần quản lí nhà nước.
D. Cả A,B,C.
Câu 5: Hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước thường lợi dụng quyền con người (QCN), đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tự do Internet để vu cáo Việt Nam là “chế độ độc tài toàn trị”; “Việt Nam vi phạm các công ước quốc tế về quyền con người mà họ đã ký kết”, “Việt Nam kiểm soát và kiểm duyệt gắt gao báo chí, tự do Internet”; Việt Nam “bắt bớ nhiều blogger”; “bịt miệng những người… yêu nước”. Những thông tin trên nói về vi phạm đến quyền nào?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tố cáo.
D. Quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: D
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định tính đúng hay sai của các nhận định dưới đây và giải thích lý do:
a. Khi công dân đóng góp ý kiến về các vấn đề chung của xã hội và đất nước, đó là việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và báo chí.
b. Quyền được tiếp cận thông tin cho phép con người tự do đọc, xem, nghe hoặc tìm hiểu bất kỳ thông tin nào mà họ mong muốn.
c. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân có quyền tự do bày tỏ tất cả những suy nghĩ của mình ở bất kỳ thời điểm và địa điểm nào.
d. Trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và báo chí, công dân phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý mà luật định về thông tin và các vấn đề liên quan.
Câu 2: Đánh giá các hành động sau đây và cho biết ý kiến của bạn về chúng:
a. K luôn tích cực phát biểu ý kiến trong các cuộc họp lớp, ở trường và tại địa phương.
b. X chọn không bày tỏ ý kiến dù được khuyến khích bởi bố mẹ và thầy cô giáo.
c. N thường xuyên tìm kiếm thông tin trên mạng để phục vụ cho việc học tập của mình.
d. Y liên hệ với tòa soạn báo B yêu cầu đính chính thông tin sai lệch về cá nhân mình trên báo