Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Slide điện tử Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Bạn có thể nêu một số ví dụ về các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc quyền được pháp luật bảo vệ liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân mà bạn biết không?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  •   Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
    • Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
    • Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • Quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe danh dự và nhân phẩm của công dân
    • Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
    • Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
  • Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được Pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe danh dự nhân phẩm của công dân
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG 1. QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ CỦA CÔNG DÂN

a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Hãy trình bày một số quy định cơ bản của pháp luật liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Nội dung ghi nhớ:

Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

Thảo luận về các hậu quả có thể xảy ra khi quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân bị vi phạm.

Nội dung ghi nhớ:

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:

+ gây tổn hại về sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm tự do cá nhân; 

+ gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; 

+ làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,... 

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).

2. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

a. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Nêu ra những quy định chính trong pháp luật liên quan đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Nội dung ghi nhớ:

- Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Các hành vi xâm phạm trái phép tới tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân bị nghiêm cấm và xử lí theo quy định của pháp luật.

b. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Các hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như: 

+ gây tổn hại về sức khoẻ (thương tích, tàn tật, sảy thai,...), tính mạng, tâm lí (lo lắng, sợ hãi, rối loạn tâm thần,...), kinh tế, học tập, công việc, danh dự, uy tín của công dân; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; 

+ ảnh hưởng đạo đức lối sống; 

+ gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước; 

+ ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật,...

3. TRÁCH NHIỆM CỦA HS TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ VÀ QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA CÔNG DÂN

Học sinh cần làm gì để đảm bảo thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

Nội dung ghi nhớ:

- HS cần 

+ tích cực, chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; 

+ có ý thức tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác; 

+ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; 

+ đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; 

+ tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đến những người xung quanh.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?

A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên .

B. Giáo dục tại chức và giáo dục từ xa.

C. Giáo dục chính quy và giáo dục tại chức.

D. Giáo dục từ xa và giáo dục thường xuyên.

Câu 2: Công bằng trong giáo dục được thể hiện ở nội dung nào sau đây ?

A. Học sinh dân tộc Tày được đi học.

B. 40 tuổi vẫn được đi học.

C. Nam và nữ đều được đi học như nhau.

D. Cả A, B, C.

Câu 3: Việc nào thể hiện sự không bình đẳng trong giáo dục?

A. Tuyển thẳng học sinh giỏi vào trường Chuyên.

B. Không cho học sinh dân tộc thiểu số đi học.

C. Cộng điểm cho con thương binh liệt sỹ.

D. Tuyển thẳng học sinh đạt giải cao vào Đại học.

Câu 4: Miễn học phí cho học sinh nghèo thể hiện tính chất gì của giáo dục?

A. Bình đẳng.

B. Không bình đẳng.

C. Dân chủ.

D. Công khai.

Câu 5: Thành ngữ : Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói đến điều gì?

A. Vai trò của tự học.

B. Vai trò của tự nhận thức.

C. Vai trò của việc học.

D. Vai trò của cá nhân.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: A

Câu 2: D

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: C

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Theo bạn, các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích vì sao: 

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được đảm bảo trong các trường hợp cơ quan công an thực hiện việc bắt giữ hoặc giam giữ người. 

b. Quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm chỉ áp dụng cho công dân Việt Nam. 

c. Việc thực thi quyền bất khả xâm phạm về thân thể và các quyền được pháp luật bảo vệ liên quan đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, và nhân phẩm góp phần duy trì trật tự xã hội. 

d. Bảo vệ quyền về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.

Câu 2: Đọc các tình huống dưới đây và cho biết: 

a. M, học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, trở về quê ăn Tết và bị anh P cùng một số người khác bắt giữ để làm vợ. M không đồng ý nhưng vẫn bị giữ lại không cho về. Theo bạn, hành vi của anh P và người thân có xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M không? Giải thích vì sao? 

b. V, biết em trai mình bị bạn T bắt nạt, đã rủ bạn chặn đường đánh T để dạy dỗ và cấm T không bắt nạt nữa. Theo bạn, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, và nhân phẩm của T không? Giải thích vì sao?