Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 11: Bình đẳng giới
Slide điện tử bài 11: Bình đẳng giới. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11. BÌNH ĐẲNG GIỚI
(3 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Hãy chia sẻ về sự bình đẳng giới theo hiểu biết của bạn và đưa ra ví dụ cụ thể.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội
- Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
- Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội
- Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội
- Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới
- Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 1. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội
a. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới
Trong Hiến pháp năm 2013, có những quy định nào về bình đẳng giới? Hãy nêu một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Các quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội:
+ Hiến pháp năm 2013 quy định bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội; Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.
+ Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội.
b. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Các quy định pháp luật nào liên quan đến bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Hãy nêu rõ một số quy định quan trọng.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.
c. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, pháp luật quy định như thế nào về bình đẳng giới? Hãy liệt kê một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.
d. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
Quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là gì? Hãy nêu một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.
e. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình
Trong lĩnh vực gia đình, pháp luật quy định về bình đẳng giới như thế nào? Hãy nêu một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.
g. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội
Pháp luật quy định ra sao về bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế? Hãy liệt kê một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.
HOẠT ĐỘNG 2. Ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội
Pháp luật quy định ra sao về bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế? Hãy liệt kê một số quy định cơ bản.
Nội dung ghi nhớ:
- Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống, góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, hướng tới xã hội công bằng – dân chủ – văn minh.
HOẠT ĐỘNG 3. Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới
Hãy mô tả những hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới, tuỳ tính chất, mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại (nếu có) thì phải bồi thường.
HOẠT ĐỘNG 4. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới
Để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo, công dân cần làm gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Công dân cần tìm hiểu các quy định pháp luật về bình đẳng giới, thực hiện đúng quy định về bình đẳng giới, không thực hiện hành vi bị cấm trong bình đẳng giới.
- Có ý thức tự giác thực hiện và vận động mọi người thực hiện quy định pháp luật về bình đẳng giới, đồng thời phê phán hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
- Thực hiện quy định về bình đẳng giới là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trong một lần tham gia phỏng vấn chị V vô tình nghe được bộ phận nhân sự của công ty nói chuyện với nhau về việc công ty chỉ tuyển nhân viên nam, còn nhân viên nữ hầu như không có cơ hội vào làm tại công ty. Theo em, cách suy nghĩ này của công ty đã vi phạm vào quyền lợi nào của công dân?
A. Quyền bình đẳng giới trong hôn nhân
B. Quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực việc làm
C. Quyền bình đẳng giới trong học tập, giáo dục
D. Quyền bình đẳng giới trong sự tiếp cận với các thông tin
Câu 2: Dạo gần đây xuất hiện các trường hợp công ty hủy bỏ hợp đồng lao động đối với nhân viên nữ đang trong thời gian thai sản. Theo em, việc làm này có đúng hay không?
A. Các công ty đó hành xử rất đúng vì trong thời gian nghỉ sinh còn bận chăm con, nên các nhân viên đó không cống hiến được cho công ty
B. Các công ty đó hành xử không đúng và đang vi phạm đến các điều khoản trong hợp đồng đối với nhân viên, đồng thời còn thể hiện sự không tôn trọng đối với các chị em nữ giới
C. Hành động của công ty cho thấy công ty tôn trọng quyết định làm việc của nhân viên
D. Hành động của công ty làm mất đi một lượng nhân viên lớn
Câu 3: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất?
A. Chỉ làm các công việc mà mình được giao
B. Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc
C. Thực hiện tốt các điều khoản đã được thống kê trong hợp đồng lao động
D. Lựa chọn các công việc sẽ mang lại danh tiếng cho mình mới làm
Câu 4: Việc phân biệt giới tính trong các lĩnh vực được thể hiện qua việc làm nào sau đây?
A. Không cho con gái được đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự
B. Mọi người đều được phép làm ngành nghề mà mình yêu thích
C. Không ai có quyền được ép người nào phải làm nghề nào
D. Chị N được gia đình ủng hộ khi chị quyết định ứng cử vào đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Câu 5: Chị B muốn đăng kí vào học khoa công nghệ thông tin ở một trường Đại học, bố mẹ chị khi nghe thông tin này thì không đồng ý và nói rằng “Nếu còn cố theo ngành học đó thì con phải tự lo học phí của mìn”. Theo em, hành động của bố mẹ chị B có đang là phân biệt giới tính trong các ngành nghề không?
A. Hành động của bố mẹ chị B cũng chỉ vì lo cho con cái
B. Không vì việc làm mang tính chất lo lắng cho con
C. Hành động bố mẹ đang phân biệt về giới tính trong các ngành nghề
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Em đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của C hoặc T trong tình huống sau đây? Giải thích lý do của bạn.
Trong buổi thảo luận nhóm về bình đẳng giới, B đặt câu hỏi: "Chúng ta có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới như thế nào?"
- C cho rằng: "Theo mình, các bạn nam có thể thực hiện pháp luật về bình đẳng giới bằng cách hỗ trợ gia đình trong việc kiếm tiền. Còn các bạn nữ có thể thực hiện bằng cách giúp mẹ trong công việc nội trợ."
- T lại cho rằng: "Mình nghĩ rằng dù là nam hay nữ thì chỉ cần chia sẻ công việc gia đình dựa trên khả năng của mỗi người là đã thực hiện pháp luật về bình đẳng giới."
Câu 2: Hãy xác định lĩnh vực pháp lý nào mà quy định dưới đây nhằm xử phạt hành vi vi phạm và giải thích lý do.
Khoản 3 và 4 Điều 9 của Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 18-12-2021 của Chính phủ quy định: 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người khác ngừng học vì lý do giới tính. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi sau: a) Ép buộc nhiều người ngừng học vì lý do giới tính; b) Từ chối tuyển sinh đối với người đủ điều kiện vào các khóa đào tạo vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
Câu 3: Đánh giá hành vi của các cá nhân trong các tình huống dưới đây:
a. T có em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mẹ và em gái đảm nhận tất cả công việc trong nhà. Chỉ vào các dịp đặc biệt như 8-3 hoặc 20-10, bố và T mới tặng quà và giúp đỡ mẹ và em gái trong công việc nhà.
- Hành vi của T và bố có tuân thủ quy định pháp luật về bình đẳng giới không? Giải thích lý do.
b. Bố A làm việc trong công ty may mặc. Bố yêu thương và chăm sóc A cùng em gái, thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng mẹ làm công việc nội trợ.
- Hành động của bố A có thực hiện đúng quy định pháp luật về bình đẳng giới không? Giải thích vì sao.
c. Công ty D tuyển lái xe taxi và từ chối hồ sơ của chị K vì lý do chị là nữ, có thể gặp khó khăn trong công việc do việc sinh con và nuôi con nhỏ.
- Việc Công ty D từ chối hồ sơ của chị K có vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới không? Tại sao?
Câu 4: Đề xuất cách giải quyết cho các tình huống sau:
a. C có bố là bác sĩ và mẹ là doanh nhân. Mặc dù công việc bận rộn, bố C vẫn chia sẻ công việc nhà với mẹ. Tuy nhiên, bà nội không đồng tình vì cho rằng đó không phải việc của nam giới.
- Nếu là C, em sẽ thuyết phục bà nội như thế nào để bà ủng hộ hành động của bố?
b. Bố mẹ M đang cân nhắc mua căn hộ mới. Bố thích khu đô thị, trong khi mẹ muốn ở khu dân cư ngoài phố. Mẹ dự định tự mua căn hộ mà không tham khảo ý kiến của bố.
- Nếu là M, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
c. Gia đình H là người dân tộc thiểu số theo chế độ mẫu hệ. Khi anh rể H muốn ly hôn, Tòa án đã yêu cầu chia tài sản cho anh rể. Tuy nhiên, bố mẹ H từ chối vì theo luật tục, anh rể không được chia tài sản.
- Nếu là H, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để họ thực hiện đúng bản án của Tòa án nhân dân?