Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Slide điện tử Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở
(2 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Bạn có thể chia sẻ hiểu biết của mình về các hành vi xâm phạm chỗ ở trái phép không?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được hiểu như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là quyền hiến định:
+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.
+ Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục nhất định.
- Mọi người có nghĩa vụ phải tuân thủ quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
HOẠT ĐỘNG 2. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Pháp luật quy định về các hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở ra sao?
Nội dung ghi nhớ:
- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.
HOẠT ĐỘNG 3.1 Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở sẽ bị xử lý như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
HOẠT ĐỘNG 3.2 Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Học sinh cần làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình?
Nội dung ghi nhớ:
- Những việc làm thể hiện trách nhiệm trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở:
+ Tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Lên án các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Phát hiện, ngăn chặn hoặc báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.
+ Học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
+ Tự giác thực hiện quy định về quyền này, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ..... cho phép
A. Cảnh sát
B. Công an
C. Tòa án
D. Pháp luật
Câu 2: Chúng ta phải biết ....... chỗ ở của người khác và tự bảo vệ chỗ ở của mình và người khác khi họ bị xâm phạm chỗ ở một cách trái phép
A. Tố cáo
B. Tôn trọng
C. Bảo vệ
D. Ủng hộ
Câu 3: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi nhà ở của họ
B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám của cơ quan có thẩm quyền
C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mới vào nhà họ
D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng
Câu 4: Ý nào dưới đây đúng?
A. Mọi việc khám xét chỗ ở của người khác đều là vi phạm pháp luật.
B. Nếu là bạn thân nhau thì có thể vào nhà nhau lúc nào cũng được.
C. Nếu là công an thì bất cứ lúc nào cũng có thể vào nhà dân
D. Chỉ có thể vào nhà người khác nếu được chủ nhà đồng ý hoặc được pháp luật cho phép.
Câu 5: Nhà nước phổ cập giáo dục ở các cấp học nào ?
A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục THCS.
D. Cả A, B, C.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đánh giá tính đúng sai của các phát biểu dưới đây và giải thích lý do: a. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân chỉ được đảm bảo khi họ đang ở tại ngôi nhà riêng của mình.
b. Nếu nghi ngờ nhà hàng xóm lấy trộm đồ của mình, công dân có quyền tự ý vào chỗ ở của họ để tiến hành khám xét.
c. Việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
d. Chỉ các cơ quan nhà nước thực thi pháp luật mới có trách nhiệm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 2: Xác định xem các hành động dưới đây có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân hay không và giải thích lý do:
a. K cố ý đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà ông Y, làm cho người trong nhà không thể mở cửa ra ngoài.
b. A tự ý mở cổng của một ngôi nhà ven đường để vào nhặt quả bóng mà mình làm rơi.
c. Ông T khóa cửa phòng trọ và không cho T vào phòng vì T chậm đóng tiền thuê nhà.
d. Bảo vệ chung cư cùng một số cư dân phá cửa căn hộ để cứu hai em bé đang trèo trên lan can ban công trong khi người lớn vắng mặt.