Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (phần 2)
Slide điện tử Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (phần 2). Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17: QUYẾN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ THÂN THỂ, ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (3 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Bạn có thể chia sẻ về những hành vi mà bạn biết liên quan đến việc xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện này
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Trách nhiệm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Nêu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Nội dung ghi nhớ:
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
- Cá nhân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Việc bắt giam, giữ người phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
- Mọi người có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tôn trọng các quyền này của cá nhân.
HOẠT ĐỘNG 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Theo quy định của pháp luật, quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bao gồm những điều khoản cơ bản nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì các hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
HOẠT ĐỘNG 3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện này
a. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
Các hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có thể gây ra những hậu quả tiêu cực gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ để lại nhiều hậu quả như:
+ Cá nhân: thiệt hại về tính mạng, sức khỏe; thiệt hại danh dự, nhân phẩm.
+ Xã hội: gây mất trật tự, an toàn xã hội; mất an ninh cho đời sống con người.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lí:
+ Xử lí hành chính.
+ Xử lí hình sự.
b. Trách nhiệm thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
Để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, học sinh cần có trách nhiệm như thế nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Công dân cần có trách nhiệm học tập, nắm vững những quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định quyền này; có trách nhiệm vận động những người xung quanh chấp hành.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về .... Việc bắt giữ người phải đúng quy định của pháp luật
A. Thân thể
B. Danh dự
C. Nhân phẩm
D. Lương tâm
Câu 2: Mọi việc xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác đều bị pháp luật ..... nghiêm khắc.
A. Cảnh báo
B. Phê phán
C. Trừng phạt
D. Phê bình
Câu 3: Trong cuộc sống chúng ta phải biết ....... tính mạng, thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của người khác. Đồng thời phải biết bảo vệ quyền lợi của mình.
A. Tìm hiểu
B. Yêu thương
C. Bảo vệ
D. Tôn trọng
Câu 4: Quyền cơ bản của công dân bao gồm các quyền?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Cả A và B.
Câu 5: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013?
A. Điều 20.
B. Điều 21.
C. Điều 22.
D. Điều 23.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đọc các tình huống dưới đây và trả lời các câu hỏi liên quan:
a. M, một học sinh của trường trung học phổ thông dân tộc nội trú, bị anh P cùng một số người khác chặn đường và ép buộc làm vợ trong dịp tết khi trở về thăm gia đình. M đã phản đối nhưng vẫn bị giữ lại. Theo bạn, hành vi của anh P và người thân có xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M không? Giải thích vì sao.
b. Khi biết em trai mình bị bạn T bắt nạt, V đã quyết định rủ bạn đánh T để dạy dỗ và ngăn T không tiếp tục bắt nạt nữa. Theo bạn, hành động của V có xâm phạm quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của T không? Giải thích lý do.
Câu 2: Đưa ra các phương án xử lý phù hợp để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân trong các tình huống sau:
a. Bạn chứng kiến một bạn học bị một nhóm học sinh lạ chặn đường và đánh đập.
b. Bạn bị bạn học đăng tin sai sự thật và vu khống trên mạng xã hội.
c. Bạn thấy một người phụ nữ đang ép buộc một bé gái đi theo, mặc dù bé gái khóc lóc và không đồng ý.
d. Bạn thân của bạn muốn bỏ học vì bị một số bạn học khác chế giễu ngoại hình.
e. Bạn phát hiện một em bé hàng xóm có nhiều vết thương do bị đánh.