Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Slide điện tử Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 19: QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN

(2 tiết)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Bạn có thể chia sẻ một ví dụ về hành vi xâm phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại mà bạn đã gặp hoặc nghe kể không?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
  • Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này 
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Theo quy định của pháp luật, quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại và điện tín bao gồm những quy định cơ bản nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín: 

+ Mọi người được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín. 

+ Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tôn trọng và không xâm phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.

HOẠT ĐỘNG 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền này 

Các hành vi vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị xử lý ra sao?

Nội dung ghi nhớ:

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định. 

- Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín; tự giác thực hiện và vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Hình thức nào sau đây không phải là thư tín, điện tín:

A. Sổ tay ghi chép

B. Email

C. Bưu phẩm

D. Tin nhắn điện thoại

Câu 2: Ý kiến nào sau đây đúng với việc đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại điện tín

A. Thư của người thân được mở ra xem

B. Thư nhặt được thì được phép xem

C. Đã là vợ chồng thì được phép xem thư của nhau

D. Người có thẩm quyền được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra

Câu 3: Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là:

A. Vi phạm pháp luật

B. Không vi phạm pháp luật

C. Là vợ chồng nên xem được

D. B và C đúng

Câu 4:  Xâm phạm và đọc trộm mail của người khác là:

A. Vi phạm pháp luật

B. Không vi phạm pháp luật

C. Là vợ chồng nên xem được

D. B và C đúng

Câu 5: Mẹ N đọc trộm được tin nhắn của N với bạn trai, mẹ đã đánh N bị bầm và xước một số chỗ trên cơ thể và giam N trong phòng kín không cho ra ngoài . Theo em, mẹ N có vi phạm pháp luật không:

A. Không, vì mẹ có quyền dạy dỗ con cái

B. Có, mẹ N vi phạm quyền đảm bảo an toàn bí mật thư tín và điện thoại

C. Có, mẹ N vi phạm quyền bất khả xâm phạm đến sức khỏe , thân thể, có hành vi bạo lực với con cái

D. B, C đúng

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: A

Câu 2: D

Câu 3: A

Câu 4: A

Câu 5: D

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đánh giá xem các hành động dưới đây có đúng hay vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không và giải thích lý do:

a. Trong giờ ra chơi, U nhặt được bức thư rơi từ ngăn bàn của bạn H và mở ra đọc. Sau đó, U dán kín bức thư và đặt lại chỗ cũ.

b. Y yêu cầu em trai không cài mật khẩu điện thoại để Y có thể kiểm tra điện thoại của em trai khi cần.

c. Anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên điện thoại cũ trước khi bán lại.

Câu 2: Xem xét các tình huống dưới đây và cho biết liệu hành động có vi phạm quyền bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân không, cùng với lý do:

a. Ông M đi dạo trên bãi biển và chụp ảnh những cảnh đẹp bằng điện thoại. Một nam thanh niên, nghi ngờ ông M quay phim hoặc chụp lén bạn gái của mình, yêu cầu xem điện thoại. Khi ông M từ chối, nam thanh niên đã giật điện thoại để kiểm tra, rồi ném trả khi không thấy ảnh của bạn gái mình.

b. Anh H lo lắng em gái lớp 10 có thể bị dụ dỗ trên mạng, nên khi cài đặt điện thoại cho em gái, anh H lén đồng bộ tất cả thông tin từ điện thoại của em gái vào tài khoản của mình để kiểm soát và ngăn chặn các thông tin xấu.