Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Slide điện tử bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 15. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

(3 tiết)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:

Bạn có thể chia sẻ về quyền và nghĩa vụ của công dân liên quan đến khiếu nại và tố cáo, và đưa ra ví dụ cụ thể không?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
    • Quyền của người khiếu nại
    • Nghĩa vụ của người khiếu nại
    • Quyền của người tố cáo
    • Nghĩa vụ của người tố cáo
  • Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
  •  Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG 1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

a) Quyền của người khiếu nại

Theo quy định pháp luật, công dân có những quyền và nghĩa vụ cơ bản nào về việc khiếu nại?

Nội dung ghi nhớ:

- Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm luật của các quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Quyền của người khiếu nại:

+ Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại đều có thể uỷ quyền cho luật sư khiếu nại.

+ Được biết, đọc, sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại.

+ Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng biện pháp khẩn cấp.

+ Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.

+ Được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm hại.

b) Nghĩa vụ của người khiếu nại

Theo quy định pháp luật, công dân phải tuân thủ những nghĩa vụ nào khi thực hiện quyền khiếu nại?

Nội dung ghi nhớ:

- Nghĩa vụ của người khiếu nại:

+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

+ Đưa ra chứng cứ, thông tin, tài liệu về việc khiếu nại, trình bày trung thực sự việc.

+ Chấp hành quyết định, hành vi bị khiếu nại và quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

c) Quyền của người tố cáo

Quyền của công dân về tố cáo được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Quyền của người tố cáo: thực hiện tố cáo; được bảo đảm bí mật họ, tên, địa chi, bút tích và các thông tin cá nhân khác; được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo; tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo; được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; quyền rút lại tố cáo.

d) Nghĩa vụ của người tố cáo

Pháp luật quy định công dân có những nghĩa vụ gì khi thực hiện quyền tố cáo?

Nội dung ghi nhớ:

- Nghĩa vụ của người tố cáo: cung cấp thông tin cá nhân; trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu; bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

HOẠT ĐỘNG 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo

Hậu quả của việc vi phạm quyền và nghĩa vụ về khiếu nại, tố cáo có thể ảnh hưởng đến xã hội ra sao?

Nội dung ghi nhớ:

- Người tố cáo và những người khác có liên quan có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

HOẠT ĐỘNG 3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo

Hậu quả của việc vi phạm quyền và nghĩa vụ về khiếu nại, tố cáo có thể tác động đến cá nhân như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Công dân cần nắm được quy định pháp luật về quyền khiếu nại, tố cáo. Không lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Có ý thức tự giác thực hiện quy định pháp luật về khiếu nại tố cáo và vận động mọi người cùng thực hiện.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Câu 1: Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?

A. Quyền được thông tin

B. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước

D. Quyền khiếu nại

Câu 2: Quyền khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản của công dân trước hết được ghi nhận trong Hiến pháp. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, người khiếu nại có những trách nhiệm nào sau đây?

a. Giải trình về tính hợp pháp, đúng đắn của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

b. Trình bày trung thực sự việc.

c. Cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.

d. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại.

e. Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết.

g. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu do mình cung cấp.

h. Bồi thường, bồi hoàn thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định hoặc hành vi trái pháp luật của mình gây ra.

i. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

A. a, b, d, e, g, i.

B. a, c, d, e, g, i.

C. b, c, d, e, g, i.

D. b, c, d, e, g, h.

Câu 4: Đối tượng nào sau đây có quyền tố cáo?

A. Cá nhân.

B. Cơ quan.

C. Tổ chức.

D. Đoàn thể.

Câu 5: Để bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công dân, Nhà nước có những trách nhiệm nào sau đây?

a. Kiểm tra cán bộ, công chức Nhà nước có thẩm quyền xem xét khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định.

b. Xử lí và truy tố tất cả những trường hợp bị khiếu nại, tố cáo.

c. Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

d. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.

e. Nghiêm cấm việc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo, làm hại người khác.

g. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

h. Ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ, hướng dẫn các thủ tục liên quan đến quá trình khiếu nại, tố cáo của công dân.

i. Có các biện pháp để bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.

A. b, c, d, e, g, h.

B. a, c, d, e, h, i.

C. a, b, c, d, h, i.

D. a, c, d, e, h, g.

Nội dung ghi nhớ:

Câu 1: B

Câu 2: A

Câu 3: C

Câu 4: A

Câu 5: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Đánh giá tính đúng sai của các phát biểu dưới đây và giải thích lý do: 

a. Quyền khiếu nại của công dân chỉ được áp dụng trong lĩnh vực hành chính.

b. Việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân liên quan đến khiếu nại và tố cáo có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng chính trị trong quốc gia. 

c. Việc đăng tải thông tin lên mạng xã hội có thể được coi là thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo của công dân. 

d. Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ liên quan đến khiếu nại và tố cáo của công dân sẽ giúp củng cố sự trong sạch và vững mạnh của nhà nước.

Câu 2: Đánh giá xem các hành động dưới đây có phù hợp hay không với quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại và tố cáo, và giải thích lý do: 

a. Cán bộ T khuyên anh B nên rút đơn tố cáo để tránh bị trả thù, mặc dù anh B không đồng ý với lời khuyên này. 

b. Lãnh đạo cơ quan X yêu cầu nhân viên của mình thiết lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, khiếu nại, tố cáo, và các ý kiến từ cộng đồng tại cơ quan. 

c. Công an G hướng dẫn anh D các biện pháp để bảo vệ an toàn cho bản thân sau khi nhận được thông tin tố cáo từ anh. 

d. Bà S cố tình cung cấp thông tin không chính xác khi tố cáo bà Á về việc vi phạm pháp luật.