Slide bài giảng Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Slide điện tử bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN TRONG THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI
(3 tiết)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Bạn có thể chia sẻ về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân mà bạn biết không?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Hãy thảo luận về các quyền của công dân trong việc tham gia vào quản lý nhà nước và xã hội.
Nội dung ghi nhớ:
- Quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
+ Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: theo dõi những nội dung công khai; bàn và quyết định những nội dung quan trọng thông qua hình thức bỏ phiếu công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các cuộc họp cử tri hoặc thông qua hình thức phát phiếu lấy ý kiến; tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định; tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.
- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; tôn trọng quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội của người khác; không lợi dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội đề vi phạm pháp luật hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
HOẠT ĐỘNG 2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Bạn có thể nêu các hậu quả của việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội đối với xã hội không?
Nội dung ghi nhớ:
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
HOẠT ĐỘNG 3. Đánh giá một số hành vi và thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Hãy cho biết hậu quả của việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý nhà nước và xã hội đối với cá nhân là gì?
Nội dung ghi nhớ:
- Công dân có trách nhiệm tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội; xây dựng ý thức tự giác thực hiện quy định về quyền này.
- Đồng thời, vận động những người xung quanh chấp hành nghiêm chính quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội về phía công dân:
A. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ chịu trách nhiệm pháp lí.
B. Không thực hiện được đúng, dầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ của bản thân và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Mức độ vi phạt về hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân:
A. Hình sự
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí như: hình sự, dân sự, hành chính, kỉ luật.
Câu 3: Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật là
A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.
B. Các quyền con người, quyền công dân.
C. Quyền cơ bản của công dân.
D. Việc thực hiện quyền công dân.
Câu 4: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại đâu?
A. Chương I của Hiến pháp năm 2013.
B. Chương II của Hiến pháp năm 2013.
C. Chương III của Hiến pháp năm 2013.
D. Chương IV của Hiến pháp năm 2013.
Câu 5: Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?
A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.
B. Mọi người đều có quyền sống.
C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Nội dung ghi nhớ:
Câu 1: D
Câu 2: D
Câu 3: A
Câu 4:B
Câu 5:D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn có đồng ý hay không đồng ý với các nhận định sau đây? Giải thích lý do của bạn. a. Chỉ những công dân từ 18 tuổi trở lên mới có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội. b. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân chỉ có thể được thực hiện thông qua hình thức bầu cử. c. Việc không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc quản lý nhà nước và xã hội có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc quản lý nhà nước và xã hội góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.
Câu 2: Hãy xử lý các tình huống sau: a. Khi đoàn giám sát của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh A thực hiện việc giám sát công tác tuyển sinh và thực hiện chính sách cho học sinh tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh A, họ đã dành thời gian trò chuyện và lắng nghe ý kiến của thầy cô và học sinh. M có một số ý kiến nhưng cảm thấy ngại khi phát biểu. Nếu bạn là bạn của M, bạn sẽ làm gì để giúp M thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội một cách hiệu quả?
b. Sau khi cô giáo chủ nhiệm thông báo về việc Nhà nước đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Bảo vệ môi trường, X đã chủ động tìm hiểu và đọc kỹ các nội dung trong dự thảo luật. Tuy nhiên, một số bạn đã trêu chọc X và cho rằng việc đó là lãng phí thời gian. Nếu bạn là X, bạn sẽ giải thích thế nào để các bạn trong lớp hiểu rằng hành động của bạn là một phần quan trọng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tham gia quản lý nhà nước và xã hội?