Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 9: Ôn tập chương 2
Slide điện tử bài 9: Ôn tập chương 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9. ÔN TẬP CHƯƠNG 2
KHỞI ĐỘNG
GV cho học sinh ôn tập lại một số khái niệm về kiến thức đã học các bài trong chương 2.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử
- Định luật tuần hoàn
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn
a)
- Điện tích hạt nhân tăng dần.
- Cùng số lớp electron ⇒ cùng chu kì (hàng).
- Cùng số electron hóa trị ⇒ cùng nhóm (cột).
b) Trong bảng tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố, 7 chu kì, 18 cột (8 cột nhóm A và 10 cột nhóm B) chia thành 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là 1 cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.
2. Xu hướng biến đổi trong bảng tuần hoàn
Hoạt động 3. Bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử
Số Z = số proton = số electron = số hiệu nguyên tử
Số lớp electron = số thứ tự chu kì
Số electron lớp ngoài cùng = số thứ tự nhóm A
4. Định luật tuần hoàn
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong một chu kì của bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. Tính phi kim giảm dần.
B. Bán kính nguyên tử giảm dần.
C. Độ âm điện giảm dần.
D. Tính kim loại tăng dần.
Câu 2: Dãy nào dưới đây đều là các nguyên tố khí hiếm?
A. Chlorine (Cl), hydrogen (H), oxygen (O).
B. Helium (He), neon (Ne), argon (Ar).
C. Carbon (C), helium (He), sodium (Na).
D. Aluminium (Al), iron (Fe), potassium (K)
Câu 3: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại?
A. Mg, Al, Cl, Ba.
B. Cl, Al, Mg, Al.
C. Ba, Cl, Mg, Al.
D. Ba, Mg, Al, Cl.
Câu 4: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 16. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các nguyên tố này đều là phi kim.
B. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một chu kì.
C. Thứ tự giảm dần tính kim loại: X > Y > Z.
D. Thứ tự độ âm điện: X < Y < Z.
Câu 5: Nguyên tố nào có công thức oxide (với hóa trị cao nhất) là R2O3?
A. Carbon (C).
B. Sodium (Na).
C. Aluminium (Al).
D. Nitrogen (N).
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | B | D | A | C |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Nguyên tố X thuộc nhóm A của bảng tuần hoàn. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là X2O5. Tính số electron hóa trị của X.
Câu 2: Cho X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm và ở hai chu kì liên tiếp. Tổng số proton của X và Y là 32. X và Y là bao nhiêu?
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hydro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxide cao nhất là bao nhiêu?
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 18,4 gam hỗn hợp hai muối cacbonate của hai kim loại X, Y thuộc nhóm II A và thuộc hai chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl thu được 0,2 mol CO2. Hai kim loại X, Y là?