Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 21: Nhóm halogen

Slide điện tử Bài 21: Nhóm halogen . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI  21: NHÓM HALOGEN

KHỞI ĐỘNG

GV cho HS chơi trò chơi “AI NHANH HƠN” .  

GV đưa ra lần lượt các câu hỏi và chỉ định HS trả lời

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử , phân tử
  • Tìm hiểu tính chất vật lí của các halogen
  • Tìm hiểu tính chất hóa học
  • Tìm hiểu điều chế chlorine

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử , phân tử

- Nguyên tử halogen có mấy electron ngoài cùng? Hãy nêu đặc điểm của chúng?

- Khi nguyên tử halogen liên kết với kim loại và với phi kim có đặc điểm gì?

- Cho biết đặc điểm của bán kính nguyên tử?

- Độ âm điện của nguyên tử có xu hướng như thế nào khi đi từ trên xuống dưới?

- Liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử giống nhau hay khác nhau trong phân tử halogen?

Nội dung ghi nhớ:

- Nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền cùng khí hiếm gần nhất.

- Khi nguyên tử halogen liên kết với kim loại => Khi đó kim loại sẽ nhường electron và nguyên tử halogen sẽ nhận 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm

- Khi nguyên tử halogen liên kết với phi kim => 2 phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp electron để tạo thành các cặp electron dùng chung => Halogen sẽ góp chung 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững

- Bán kính nguyên tử: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân và lớp electron ngoài cùng giảm dần => Bán kính tăng dần

- Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm

- Trong phân tử halogen, liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử giống nhau. 

2. Tìm hiểu tính chất vật lí của các halogen

- Tính chất vật lý của các halogen biến đổi như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

-  Sự biến đổi tính chất vật lý của các halogen:

+ Trạng thái: từ khí → lỏng→ rắn

+ Màu sắc: đậm dần

+ Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần

+ Nhiệt độ sôi: tăng dần

+ Bán kính nguyên tử: tăng dần.

+ Độ âm điện: Giảm dần.

+ Khả năng tan: tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

+ Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da. Hít thở halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tổn thương niêm mạc tế bào hô hấp, phế quản.

3. Tìm hiểu tính chất hóa học

- Nhóm halogen có những tính chất hóa học gì?

- Trình bày xu thế của năng lượng liên kết H-X?

Nội dung ghi nhớ:

-  Xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen giảm dần từ F2 đến I2 (giải thích dựa vào hiệu giữa năng lượng liên kết của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng).

- Năng lượng liên kết H-X giảm dần từ F đến I nên xu hướng phản ứng giảm dần tử F2 đến I2.

4. Tìm hiểu điều chế chlorine

- Điều chế chlorine có phương pháp gì?

Nội dung ghi nhớ:

-  Trong phòng thí nghiệm: 

MnO2  +  4HCl  Tech12h  MnCl2  +  Cl2Tech12h +  2H2O

2KMnO +  16HCl  Tech12h  2MnCl2  +  2KCl  +  5Cl2Tech12h+  8H2O

- Trong công nghiệp:

2NaCl  +2H2Tech12h 2NaOH  +  H2Tech12h+  Cl2Tech12h

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1:  Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen?

A. Chlorine.                         

B. Oxygen.                            

C. Nitrogen.                   

D. Carbon.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong tất cả các hợp chất, fluorine chỉ có số oxi hóa -1.

B. Trong tất cả các hợp chất, các halogen chỉ có số oxi hóa -1.

C. Tính oxi hóa của các halogen giảm dần từ fluorine đến iodine.

D. Trong hợp chất với hydrogen và kim loại, các halogen luôn thể hiện số oxi hóa -1.

Câu 3: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các halogen?

A. Đều là chất khí ở điều kiện thường.                      

B. Đều có tính oxi hóa mạnh.

C. Tác dụng với hầu hết các kim loại và phi kim.

D. Khử năng tác dụng với nước giảm dần tử F2 đến I2. 

Câu 4: Sản phẩm tạo thành khi cho sắt tác dụng với khí clo là

A. FeCl2.                        

B. AlCl3.                                   

C. FeCl3.                                                    

D. CuCl2.                                   

Câu 5: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:

A. tăng dần.                    

B. giảm dần.                   

C. không thay đổi.  

D. vừa tăng, vừa giảm.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

A

C

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hoá -1 còn chlorine, bromine, iodine có cả số oxi hóa +1; +3; +5; +7 . Em hãy giải thích?

Câu 2: Ở điều kiện thường, Fluorine có tính chất gì?