Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 4: Ôn tập chương 1
Slide điện tử bài 4: Ôn tập chương 1 . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 4: ÔN TẬP CHƯƠNG 1
KHỞI ĐỘNG
Giáo viên hướng dẫn nhanh luật chơi và đưa ra các câu hỏi trong trò chơi:
Các câu hỏi hàng ngang:
Câu 1: Hạt mang điện tích dương trong nguyên tử? (6 chữ cái)
Câu 2: Các nguyên tử có cùng số proton nhưng có số neutron khác nhau gọi là gì? (6 chữ cái)
Câu 3: Trong nguyên tử, hạt không mang điện tích là hạt gì? (7 chữ cái)
Câu 4: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau là nội dung theo nguyên lí nào? (12 chữ)
Câu 5: Trong nguyên tử, hạt mang điện tích âm là? (8 chữ cái)
Câu 6: Các electron phân bố trên orbital sao cho số lượng electron độc thân tối đa và có chiều tự quay giống nhau là nội dung của quy tắc nào? (4 chữ cái)
Câu 7: Khu vực xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất. (7 chữ cái)
Câu 8: s, p, d, f là kí hiệu của yếu tố nào ở lớp vỏ nguyên tử? (7 chữ cái)
HS tìm ra từ khóa cột dọc để hoàn thành trò chơi.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Khối lượng
- Điện tích
- Kích thước nguyên tử
- Cấu hình electron
- Nguyên tố hóa học.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
GV cho học sinh thực hiện hệ thống lại kiến thức đã học trong chương 1 SGK.
Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trang 26 Hóa học lớp 10.
Nội dung ghi nhớ:
Hạt neutron | Hạt proton | Hạt electron | |
Khối lượng | 1,675.10-27 kg | 1,673. 10-27 kg | 9,109. 10-31 kg |
Điện tích | 0 | +1 | -1 |
- Nguyên tử có kích thước: vô cùng nhỏ bé, khối lượng: me+mp+mn; Z = số proton = số electron.
- AO s có dạng hình cầu; AO p gồm AO px, AO py, AO pz; AO p có dạng hình số 8 nổi.
n | 1 | 2 | 3 | 4 |
Lớp electron | K | L | M | N |
Phân lớp | 1s | 2s và 2p | 3s, 3p và 3d | 4s, 4p, 4d và 4f |
Số AO | 1 | 4 | 9 | 16 |
Số electron tối đa | 2 | 8 | 18 | 32 |
- Thứ tự năng lượng các phân lớp từ thấp đến cao: 1s 2s 2p 3s 3p 4s …
- Cấu hình electron:
Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng | ||||
Số electron | 1, 2, 3 | 4 | 5, 6, 7 | 8 |
Loại nguyên tố | Kim loại (trừ H, He, B) | Kim loại hoặc phi kim | Thường là phi kim | Khí hiếm |
+ Nguyên lí vững bền: Các electron trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao
+ Nguyên lí Pauli: Trong 1 orbital chỉ chứa tối đa 2 electron có chiều tự quay ngược nhau.
+ Quy tắc Hund: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này có chiều tự quay giống nhau.
- Nguyên tố hóa học:
+ Số khối (A) = Z + số neutron
+ Kí hiệu nguyên tử:
+ Đồng vị ba
XXab và daXad => ¯¯¯A = b.x1+d.x2x1+x2A¯=b.x1+d.x2x1+x2 với x1 và x2 lần lượt là phần trăm số nguyên tử của 2 đồng vị
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học có cùng
A. số neutron.
B. Số proton.
C. số khối.
D. số hạt mang điện.
Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây, Y không phải là khí hiếm:
A. ZY = 10.
B. ZY = 18.
C. ZY = 26.
D. ZY = 36.
Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của P (Z = 15) là
A. 2s22p3.
B. 3s23p5
C. 3s23p3.
D. 2s22p5.
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3s. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3s và có năm electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và phi kim.
B. phi kim và kim loại.
C. kim loại và khí hiếm.
D. khí hiếm và kim loại.
Câu 5: Số loại phân tử HCl được hình thành từ 3 đồng vị 11H và 12H , 13H và 2 đồng vị 1735Cl và 1737Cl là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | C | C | A | D |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tính tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R.
Câu 2: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại nào?
Câu 3: Cho biết ZFe = 26, ZAl = 13. Viết cấu hình electron của ion Al3+ và Fe2+