Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 19: Tốc độ phản ứng
Slide điện tử Bài 19: Tốc độ phản ứng . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 19: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi trò chơi: Lật mảnh ghép hoặc Bức tranh bí ẩn.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học
- Tìm hiểu tốc độ trung bình của phản ứng.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Tìm hiểu ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu khái niệm tốc độ phản ứng hóa học
- Tốc độ phản ứng là gì?
- Tốc độ phản ứng hóa học khác nhau xảy ra như thế nào?
- Hãy cho biết ý nghĩa của tốc độ phản ứng hóa học?
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm: Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi lượng chất của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Các phản ứng hóa học khác nhau xảy ra nhanh, chậm rất khác nhau.
- Tốc độ phản ứng hóa học dùng để đánh giá mức độ xảy ra nhanh chậm của các phản ứng hóa học.
2. Tìm hiểu tốc độ trung bình của phản ứng
- Hãy tính tốc độ phản ứng của phản ứng tổng quát: aA + bB→ mM + nN.?
- Còn có loại tốc độ nào ngoài tốc độ trung bình của phản ứng?
Nội dung ghi nhớ:
- Tốc độ phản ứng được tính dựa theo sự thay đổi nồng độ của một chất bất kì trong phản ứng theo quy ước sau:
Trong đó:
+ ∆C = C2 – C1: Biến thiên nồng độ
+ ∆t = t2 – t1: Biến thiên thời gian.
- Ngoài tốc độ trung bình của phản ứng còn có tốc độ tức thời của phản ứng, là tốc độ phản ứng tại một thời điểm nào đó.
3. Tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào nồng độ phản ứng?
- Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ các chất phản ứng tăng?
Nội dung ghi nhớ:
- Ảnh hưởng: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
- Để các chất phản ứng được với nhau (vd: Na2S2O3 và H2SO4) thì giữa các phân tử tham gia phản ứng phải va chạm “hiệu quả” với nhau, số va chạm “hiệu quả” càng lớn, tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, số va chạm tăng, số va chạm “hiệu quả” tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
4. Tìm hiểu ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt và chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
- Áp suất có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
- Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?
Nội dung ghi nhớ:
- Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, nồng độ chất khí tăng theo, nên tốc độ phản ứng tăng.
- Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là
A. 1, 4.
B. 2, 3.
C. 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 2: Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (k)
Cho các yếu tố : (1) tăng nồng độ H2O2 , (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là
A. 1, 3.
B. chỉ 3.
C. 1, 2.
D. 1, 2, 3.
Câu 3: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?
A. Dạng viên nhỏ.
B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
C. Dạng tấm mỏng.
D. Dạng nhôm dây.
Câu 4: Tốc độ phản ứng tăng lên khi:
A. Giảm nhiệt độ
B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác
D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 5: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng những cách sau.
(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.
(2) Cho thêm muối vào. (4) Nấu cùng nước lạnh.
Cách làm cho thịt cá nhanh chín hơn là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | B | A | B | B | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta sử dụng cách nào trong những cách sau:
(1) Dùng nồi áp suất (3) Chặt nhỏ thịt cá.
(2) Cho thêm muối vào. (4) Nấu cùng nước lạnh.
Câu 2: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):
(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M