Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 23: Ôn tập chương 7

Slide điện tử Bài 23: Ôn tập chương 7 . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI  23. ÔN TẬP CHƯƠNG 7

KHỞI ĐỘNG

- GV đưa ra video tác hại của khí Chlorine, sau đó đặt câu hỏi: Nếu em đang thực hành điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm phát hiện khí chlorine bị rò rỉ, em sẽ làm gì?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Hệ thống hóa kiến thức
  • Ôn tập lại kiến thức về nhóm halogen

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hệ thống hóa kiến thức

- GV yêu cầu HS điền vào chỗ trống từ còn thiếu ở sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong sgk trang 78 vào vở.

Nội dung ghi nhớ:

- Thứ tự điền lần lượt là:

(1) ns2np5

(2) tính oxi hóa

(3) tăng dần

(4) tương tác Van der Waals giữa các phân tử tăng dần

(5) Số lớp electron tăng dần, bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần do đó khả năng thu thêm 1 electron giảm dần, nên tính oxi hóa giảm dần

(8) tăng dần

(9) tương tác Van der Waals giữa các phân tử tăng dần, khối lượng phân tử tăng dần

(10) tăng dần

(11) dùng ion Ag+

(12) Cl-, Br-, I-

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Khi nung nóng, iodine rắn chuyển ngay thành hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là

A. Sự thăng hoa.     

B. Sự bay hơi.                       

C. Sự phân hủy.                    

D. Sự ngưng tụ.

Câu 2: Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh?

A. NaBr.                               

B. AgCl.                               

C. AgBr.                               

D. HBr. 

Câu 3: Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O), bột đá vôi CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo?

A. Dung dịch HCl.                                                       

B. Dung dịch H2SO4 loãng.

C. Dung dịch Br2 .                                                        

D. Dung dịch I2 . 

Câu 4: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là

A. Na2SO3. khan.                                                        

B. dung dịch NaOH đặc.

C. dung dịch H2SO4 đậm đặc.                                   

D. CaO. 

Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Cl2 + 2H2O --> 2HCl + H2SO4. Trong phản ứng trên, chlorine là chất

A. oxi hóa.                                                                 

B. khử.                                  

C. vừa oxi hóa, vừa khử.                                           

D. Không oxi hóa khử. 

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

C

D

C

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Cho phương trình hóa học: KMnO4 + HCl ---> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. Hệ số cần bằng của các chất lần lượt là bao nhiêu?

Câu 2: Xác định kim loại M biết M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y.