Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Slide điện tử bài 12: Liên kết cộng hóa trị. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 12. LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ

KHỞI ĐỘNG

GV đưa ra câu hỏi: Nguyên tử hydrogen và chlorine dễ dàng kết hợp để tạo thành phân tử hydrogen chloride (HCl), liên kết trong trường hợp này có gì khác so với liên kết ion trong phân tử sodium chloride (NaCl)?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị
  • Độ âm điện và liên kết hóa học
  • Tinh thể ion

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

- Nêu khái niệm liên kết cộng hóa trị.

- Mô tả sự liên kết trong phân tử HCL, O2

- Có mấy loại liên kết cộng hóa trị? Là những loại nào? Phân biệt những loại đó?

Nội dung ghi nhớ:

- Các nguyên tử phi kim hóa trị gần bão hòa có xu hướng nhận thêm electron. Khi 2 nguyên tử phi kim liên kết với nhau, chúng sẽ góp electron để dung chung. Các cặp electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử.

- Liên kết cộng hóa trị chia ra làm 2 loại:

+ Liên kết cộng hóa trị A - B

+ Liên hết cho nhận A→B

- Cl có 7 electron hóa trị; H có 1 electron hóa trị; H góp 1 electron, Cl góp 1 electron => tạo cặp electron dùng chung để cả 2 đạt cấu hình bền.

- Phân tử O2 : nguyên tử O có 6 electron hóa trị, hai nguyên tử O liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử góp 2 electron, tạo thành 2 cặp electron dùng chung

- Khái niệm: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

- Có 2 loại liên kết cộng hóa trị là liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực. 

+ Các cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực (vd: Cl2, O2, N2,…).

 + Các cặp electron dùng chung bị hút lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.(vd: HCl, HBr,…).

2. Độ âm điện và liên kết hóa học

- Hãy cho biết loại liên kết trong các liên kết sau: H-C, H-Br, H-Cl, H-F?

Nội dung ghi nhớ:

-  Liên kết H-C là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

 Liên kết H-Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.

 Liên kết H-Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.

 Liên kết H-F là liên kết ion.

3. Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:

Liên kết σ có bền không? Vì sao?

+ Liên kết cộng hóa trị đơn có phải là liên kết σ không?

Nội dung ghi nhớ:

- Liên kết σ khá bền. Nguyên nhân là do các orbital xen phủ trục liên kết dẫn đến vùng xen phủ cực đại, mà cùng xen phủ càng lớn thì liên kết càng bền.

- Liên kết cộng hóa trị đơn đều là là liên kết σ.

3. Tinh thể ion

- Trình bày sự sắp xếp của ion?

- Hợp chất ion có những tính chất nào?

- So sánh độ bêng của liên kết π và σ. Nêu nguyên nhân?

Nội dung ghi nhớ:

- Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút và lực đẩy. 

- Hợp chất ion thường là chất rắn nhưng khá giòn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường. 

- Hợp chất ion có thể dẫn điện ở trạng thái nóng chảy hoặc tan trong nước.

- Liên kết π kém bền hơn liên kết σ do vùng xen phủ orbital nhỏ hơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết

A. cộng hóa trị có cực.                                                

B. hydro.

C. cộng hóa trị không cực.                                         

D. ion.

Câu 2: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. ion.                                                                          

B. cộng hoá trị phân cực.

C. hydro.                                                                      

D. cộng hoá trị không phân cực.

Câu 3: Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết

A. ion.                                                                          

B. hydro.

C. cộng hóa trị không cực.                                         

D. cộng hóa trị có cực.

Câu 4: Phân tử nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?

A. H2O.                            

B. HCl.                             

C. NH3.                            

D. Cl2.

Câu 5: Dãy gồm các hợp chất đều có liên kết cộng hóa trị là

A. NaCl, CaO.                                                             

B. HCl, CO2.                    

C. KCl, Al2O2.                                                            

D. MgCl2, Na2O.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

D

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy cho biết trong các hợp chất sau: H2O ; HCl ; H2S ; CH4 ; CO2; CCl4, chất nào có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?Biết rằng độ âm điện của các nguyên tố H (2,2) ; O (3,44) ; C (2,55) ; Cl (3,16); S (2,58).

Câu 2: Cho các hợp chất sau: Na2O ; H2O ; HCl ; Cl2 ; O3 ; CH4. Có bao nhiêu chất mà trong phân tử chứa liên kết cộng hóa trị không phân cực?