Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử
Slide điện tử Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 15. PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Trong lò luyện gang, xảy ra phản ứng oxi hóa khử theo sơ đồ sau: Fe2O3 + CO to→ Fe + CO2
Hình ảnh trong 1 nhà máy luyện gang
Em hiểu bản chất của phản ứng oxi hóa khử là gì? Để nhận ra loại phản ứng đó em cần dựa vào đâu? Làm thế nào để lập phương trình hóa học của phản ứng trên?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
- Tìm hiểu về số oxi hóa
- Tìm hiểu về chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa khử.
- Tìm hiểu cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
- Tìm hiểu về ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu về số oxi hóa
- Nêu khái niệm và cách biểu diễn số oxi hóa.
- Nêu quy tắc xác định số oxi hóa.
- Để xác định số oxi hóa có mấy bước?
Nội dung ghi nhớ:
- Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
- Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được viết ở dạng đại số, dấu viết trước số viết sau.
- Quy tắc 1: Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.
- Quy tắc 2: Trong phân tử hợp chất thông thường, số oxi hóa của hydrogen là +1, của oxygen là -2, các kim loại điển hình có số oxi hóa dương và có giá trị bằng số electron hóa trị.
- Quy tắc 3: Trong hợp chất, tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử bằng 0
- Quy tắc 4: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion; trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.
- Có 3 bước xác định số oxi hóa:
Bước 1: Xác định chất cần xác định là đơn chất, hợp chất hay ion.
-TH1: Là đơn chất → áp dụng quy tắc 1
-TH2: Là hợp chất/ion → bước 2:
Bước 2: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố số có SOH thường không đỏi.
Bước 3:Đặt SOH của nguyên tố còn lại là x, Áp dụng QT3 hoặc QT4 để tìm x.
2. Tìm hiểu về chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa khử.
- Hãy cho biết chất oxi hóa là gì, chất khử là gì, quá trình oxi hóa là gì, quá trình khử là gì?
- Khái niệm phản ứng oxi hóa khử?
- Để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử có những dấu hiệu nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm:
+ Chất khử là chất nhường electron
+ Chất oxi hóa là chất nhận electron
+ Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron
+ Quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.
- Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.
- Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
3. Tìm hiểu cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử
- Phương pháp thăng bằng electron có những nguyên tắc nào?
Nội dung ghi nhớ:
- Nguyên tắc: Tổng số electron chất khử thường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
4. Tìm hiểu về ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử
- Có những yếu tố nào tạo nên sự cháy?
- Theo em có những cách nào để bảo vệ đồ vật bằng kim loại?
Nội dung ghi nhớ:
- Các yếu tố tạo nên sự cháy:
+ Chất cháy: thường là nhiên liệu
+ Chất oxi hóa: Oxygen
+ Thường có sự tỏa nhiệt và phát sáng
- Để bảo vệ đồ vật bằng kim loại:
+ Lau chùi thường xuyên
+ Rửa sạch, lau khô sau sử dụng
+ Quét sơn
+ Ngâm trong dầu
+ Để nơi khô ráo
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.
B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+ .
Câu 2: Cho phản ứng hoá học: Trong phản ứng trên xảy ra:
A. Sự oxi hoá Cr và sự khử O2.
B. Sự khử Cr và sự oxi hoá O2.
C. Sự oxi hoá Cr và sự oxi hoá O2.
D. Sự khử Cr và sự khử O2.
Câu 3: Trong phản ứng nào sau đây HCl đóng vai trò là chất oxi hoá?
A. HCl + NH3 → NH4Cl
B. HCl + NaOH → NaCl + H2O
C. HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + H2O
D. 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Câu 4: Cho phản ứng
6FeSO4 +K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là
A. K2Cr2O7 và FeSO4.
B. K2Cr2O7 và H2SO4 .
C. H2SO4 và FeSO4.
D. FeSO4 và K2Cr2O7.
Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4
Trong phản ứng trên, vai trò của Br2
A. là chất oxi hóa.
B. là chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường.
D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường.
Gợi ý đáp án:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | D | A | D | A | A |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Hãy cho biết tỉ lệ a: b là bao nhiêu trong phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O
Câu 2: Hãy cho biết tỉ lệ a: b là bao nhiêu trong phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O.