Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 16: Ôn tập chương 4

Slide điện tử Bài 16: Ôn tập chương 4 . Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16. ÔN TẬP CHƯƠNG 4

KHỞI ĐỘNG

GV đưa ra câu hỏi mở đầu, yêu cầu HS lắng nghe và trả lời câu hỏi:

Sự đốt cháy nhiên liệu trong động cơ, đó là quá trình oxi hóa, sinh ra năng lượng và năng lượng này chuyển hóa thành công có ích cho động cơ hoạt động. Bao gồm các quá trình đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như xăng, dầu, khí đốt, … Và các quá trình này sinh ra các khí thải gây ô nhiễm môi trường như: các oxide nitrogen, các oxide của carbon, khí SO2. Cho biết các phản ứng trên thuộc phản ứng gì? Vai trò của oxygen trong các phản ứng trên?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Hệ thống hóa kiến thức
  • Chất khử
  • Chất oxi hóa
  • Quá trình khử
  • Quá trình oxi hóa

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hệ thống hóa kiến thức

- GV yêu cầu HS điền vào chỗ chấm trong sơ đồ sau:

Tech12h

Nội dung ghi nhớ:

- Nội dung điền lần lượt là: 

(1) Nhường

(2) Nhận

(3) Chất khử

(4) Chất oxi hóa

(5) Bằng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng ?

A. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng luôn xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.

B. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của tất cả các  nguyên tố hóa học.

C. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó xảy ra sự trao đổi electron giữa các chất.

D. Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một  số nguyên tố hóa học.

Câu 2: Phản ứng oxi hóa – khử xảy ra theo chiều tạo thành

A. chất oxi hóa yếu hơn so với ban đầu.              

B. chất khử yếu hơn so với chất đầu.

C. chất oxi hóa (hoặc khử) mới yếu hơn.

D. chất oxi hóa (mới) và chất khử (mới) yếu hơn.

Câu 3: Phản ứng giữa các loại chất nào sau đây luôn luôn là phản ứng oxi hóa – khử ?

A. oxide phi kim và base.                             

B. oxit kim loại và axit.

C. kim loại và phi kim.                               

D. oxit kim loại và oxit phi kim.

Câu 4: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là :

A. +1 và +1.             

B. –4 và +6.              

C. –3 và +5.             

D. –3 và +6.

Câu 5: Số oxi hóa của oxygen trong các hợp chất HNO3, H2O2, F2O, KO2 theo thứ tự là :

A.–2, –1, –2, –0,5.                                      

B. –2, –1, +2, –0,5.  

C.–2, +1, +2, +0,5.                                     

D. –2, +1, – 2, +0,5. 

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

C

C

B

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3); H2SO; NO và H2O. Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là bao nhiêu?

Câu 2: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ nhường hay nhận bao nhiêu electron?