Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 10: Quy tắc Octet

Slide điện tử bài 10: Quy tắc Octet. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 10. QUY TẮC OCTET

KHỞI ĐỘNG

GV đưa ra câu hỏi: Khi các nguyên tử kết hợp với nhau tạo thành phân tử theo một tỉ lệ xác định, yếu tố nào quyết định tỉ lệ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử đó?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Khái niệm liên kết hóa học 
  • Quy tắc octet 

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Khái niệm liên kết hóa học 

GV dẫn dắt học sinh tìm hiểu:

  • Liên kết hóa học là gì?
  • Nhắc lại khái niệm Electron hóa trị.
  • Electron hóa trị của một số nguyên tử được biểu diễn như thế nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

- Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia tạo thành liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp electron ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng.

- Các electron hóa trị của nguyên tử một nguyên tố được quy ước biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh kí hiệu nguyên tố. Mỗi dấu chấm đại diện cho một electron. 

2. Quy tắc octet

HS hoạt động cặp đôi trao đổi trả lời câu hỏi: 

  • Nêu quy tắc octet
  • Lấy ví dụ đề xuất cấu hình electron. 
  • Dự đoán liên kết cộng hóa trị.

Nội dung ghi nhớ:

- Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. => Quy tắc octet

- Trong phân tử Cl2, nguyên tử Cl có 7 electron hóa trị, mỗi nguyên tử Cl cần thêm 1 electron để đạt cấu hình bão hòa theo quy tắc octet nên mỗi nguyên tử chlorine góp chung 1 electron.

- Trong phân tử NaCl, nguyên tử Na có 1 electron hóa trị, nguyên tử F có 7 electron hóa trị, nguyên tử Na nhường 1 electron hóa trị tạo thành các hạt mang điện tích dương, nguyên tử F nhân 1 electron tạo thành hạt mang điện tích âm. Các hạt này đều đạt octet và hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.

- Dự đoán: liên kết cộng hóa trị xảy ra khi cả các nguyên tố liên kết với nhau đều là nguyên tố nhận electron (phi kim). Liên kết ion xảy ra khi có các nguyên tố nhận electron kết hợp với nguyên tố cho electron (tức là nguyên tố kim loại điển hình liên kết với nguyên tố phi kim điển hình).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Khi nguyên tử oxygen nhận thêm 2 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

A. Helium (He).

B. Neon (Ne).

C. Argon (Ar).

D. Krypton (Kr).

Câu 2: Nguyên tử aluminium nhường đi 3 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố nào?

A. Argon (Ar).

B. Magnesium (Mg).

C. Silicon (Si).

D. Neon (Ne).

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?

A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine

Câu 4: Khi nguyên tử nhận electron thì ion tạo thành mang điện tích gì?

A. Điện tích âm.

B. Điện tích dương.

C. Không mang điện.

D. Cả điện tích âm và điện tích dương.

Câu 5: Khi hình thành liên kết hóa học trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử Chlorine góp chung bao nhiêu electron theo quy tắc octet?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

D

A

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Dựa vào quy tắc octet để mô tả sự hình thành ion của nguyên tử N (Z = 15).

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử chứa bao nhiêu electron lớp ngoài cùng thì đạt cấu hình bền vững?

Câu 3: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +11. Khi hình thành liên kết hóa học X có xu hướng gì?