Slide bài giảng hóa học 10 kết nối bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals

Slide điện tử bài 13: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Hóa học 10 Kết nối tri thức sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 13. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠN TÁC VANDER WAALS

(3 tiết)

KHỞI ĐỘNG

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu

Tính chất vật lí của các chất có liên kết cộng hóa trị được quyết định bởi lực tương tác giữa các phân tử, hình dạng của phân tử và mức phân cực của liên kết cộng hóa trị trong phân tử. Keo dán là một ví dụ về việc sử dụng lực tương tác giữa các phân tử để gắn các vật với nhau. Em hãy lấy thêm một vài ví dụ khác về ứng dụng lực tương tác giữa các phân tử trong đời sống mà em biết.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu liên kết hydrogen
  • Tìm hiểu tương tác van der Waals

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu liên kết hydrogen

- GV cho HS làm phiếu học tập số 1 rồi cho biết sự hình thành của liên kết hydrogen?

- Liên kết hydrogen có những tính chất vật lí nào?

Nội dung ghi nhớ:

- Liên kết hydrogen được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

- Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của nước

2. Tìm hiểu tương tác van der Waals

- Tương tác van der Waals là gì. Hãy cho biết sự hình thành tương tác van der Waals.

- GIữa nhiệt độ sôi và lực tương tác van der Waals có mối quan hệ gì? 

- Tương tác van der Waals có tính chất gì?

Nội dung ghi nhớ:

-  Khái niệm: Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

- Sự hình thành tương tác van der Waals: Ở các chất cộng hóa trị phân cực có cấu tạo lưỡng cực, một đầu mang điện tích âm, một đầu mang điện tích dương, Đối với các nguyên tử khí hiếm hoặc chất cộng hóa trị không phân cực, do đám mây electron luôn chuyển động nên có thể tạo ra một lưỡng cực tạm thời. Lực hút giữa một đầu mang điện tích âm của lưỡng cực này và một đầu mang điện tích dương của lưỡng cực trong phân tử khác tạo thành tương tác van der Waals

- Mối quan hệ: Nhiệt độ sôi tỉ lệ thuận với lực tương tác van der Waals.

- Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tương tác van der Waals là

A. tương tác tĩnh điện giữa các phân tử.

B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực - lưỡng cực các nguyên tử hay phân tử.

C. tương tác giữa các electron trong phân tử.

D. tương tác giữa các electron hóa trị trong phân tử.

Câu 2: Tương tác van der Waal có ảnh hưởng gì đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất?

A. Không có ảnh hưởng gì;

B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy;

C. Làm tăng nhiệt độ sôi;

D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Khi khối lượng phân tử tăng thì tương tác van der Waals như thế nào?

A. Giảm.

B. Tăng.

C. Tăng rồi giảm.

D. Giảm rồi tăng.

Câu 4: Tại sao ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là những chất khí, còn bromine là chất lỏng?

A. Do giữa các phân tử bromine có tương tác van der Waals.

B. Do độ âm điện của bromine thấp hơn fluorine, chlorine.

C. Do năng lượng liên kết của bromine lớn hơn fluorine, chlorine.

D. Do bán kính nguyên tử bromine lớn hơn fluorine, chlorine.

Câu 5: Liên kết hydrogen thường được biểu diễn như thế nào?

A. Biểu diễn bằng dấu ba chấm giữa các nguyên tử;

B. Biểu diễn bằng liên kết đôi giữa các nguyên tử;

C. Biểu diễn bằng liên kết ba giữa các nguyên tử;

D. Biểu diễn bằng mũi tên giữa các nguyên tử.

Gợi ý đáp án:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

B

D

B

A

A

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Tại sao C2H5OH có khối lượng phân tử lớn hơn H2O nhưng khi chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O?

Câu 2: Tại sao H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S?