Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Slide điện tử Bài 8: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
BÀI 8: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Thế nào là Nhu cầu dinh dưỡng ?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Khẩu phần ăn của vật nuôi
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi có sự khác biệt như thế nào?
Nội dung gợi ý:
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng mà vật nuôi cần để duy trì hoạt động sống và sản xuất tạo ra sản phẩm trong một ngày đêm.
+ Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu.
+ Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai,…
- Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi khác nhau tuỳ thuộc vào loài, giống, lứa tuổi, tính biệt,... Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
2. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Tiêu chuẩn ăn là gì và những nội dung nào được bao gồm trong tiêu chuẩn ăn?
Nhu cầu protein được xác định bằng cách nào?
Nhu cầu amino acid được biểu thị như thế nào?
Nội dung gợi ý:
- Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu các chất dinh dưỡng của vật nuôi trong một ngày đêm.
- Nội dung của tiêu chuẩn ăn bao gồm: nhu cầu năng lượng, nhu cầu protein và amino acid, nhu cầu khoáng, nhu cầu vitamin.
a) Nhu cầu năng lượng
- Nhu cầu năng lượng biểu thị bằng Kcal của năng lượng tiêu hóa (DE) hoặc năng lượng trao đổi (ME) hoặc năng lượng thuần (NE) tính trong một ngày đêm hay tính cho 1 kg thức ăn.
- Nhu cầu năng lượng phụ thuộc vào: loài, giống, giai đoạn sinh trưởng và sức sản xuất.
- Các nhóm thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi: hạt ngũ cốc, phụ phẩm xay cám, các loại củ, phụ phẩm công nghiệp,…
*Các loại thức ăn cung cấp năng lượng cho loại vật nuôi:
a) Thóc, gạo: gà, vịt, ngan,…
b) Cây khoai lang: lợn, gà, vịt,…
c) Ngô: lợn, gà, ngan,…
d) Rỉ mật đường: ong.
b) Nhu cầu protein và amino acid
- Nhu cầu protein được biểu thị bằng tỉ lệ (%) protein thô trong khẩu phần.
- Nhu cầu amino acid cũng được tính theo tỉ lệ (%) trong thức ăn.
- Một số thức ăn cung cấp protein cho vật nuôi: bột cá, bột thịt, đậu tương, khô dầu đậu tương,…
- Các amino acid sử dụng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi: lysine, methionine, threonine,…
*Khi xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi, việc kết hợp nhiều loại thức ăn giàu protein với nhau nhằm đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cần thiết cho vật nuôi.
c) Nhu cầu khoáng
- Khoáng tham gia cấu tạo tế bào và các mô của cơ thể (xương, răng,…), tham gia cấu tạo enzyme, cân bằng áp suất thẩm thaaus, hệ thống đệm và tham gia nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Nhu cầu khoáng của vật nuôi phụ thuộc vào giống, đặc điểm sinh lí, giai đoạn sinh trưởng và đặc điểm sản xuất.
*Biểu hiện vật nuôi thiếu khoáng:
+ Gà thiếu canxi, biểu hiện thường là vỏ trứng mỏng và yếu.
+ Lợn con thiếu sắt, biểu hiện thường là: bị suy dinh dưỡng, lông không đủ bóng và sáng, các bộ phận trở nên mềm và dễ tổn thương,…
=> Để phòng các bệnh này, cần bổ sung chế độ giàu Ca và Fe cho vật nuôi.
d) Nhu cầu vitamin
- Vitamin đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất của vật nuôi, giúp vật nuôi sinh trưởng, phát triển bình thường.
- Nhu cầu về vitamin của vật nuôi phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sinh lí, giai đoạn sản xuất và năng suất của vật nuôi.
- Sử dụng vitamin để tăng cường kháng thể là một hướng đi mới trong chăn nuôi, nhằm nâng cao sức đề kháng bệnh cho vật nuôi, giảm thiểu việc dùng kháng sinh và hoá dược, tạo ra sản phẩm chăn nuôi sạch, an toàn.
*Các biểu hiện bệnh của gà khi thiếu vitamin
+ Thiếu vitamin K: chảy máu dưới da, suy dinh dưỡng.
+ Gà thiếu folic acid: chậm lớn, mọc lông kém, thiếu máu,…
+ Cách phòng bệnh: cung cấp chế độ ăn uống đa dạng và đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin K và folic acid, tăng cường vệ sinh chuồng trại,…
3. Khẩu phần ăn của vật nuôi
Hoạt động 3.
GV đưa ra câu hỏi:
Khẩu phần ăn của vật nuôi là gì?
Khẩu phần ăn của vật nuôi có thể được tính toán ra sao?
Nội dung gợi ý:
- Khẩu phần ăn là một hỗn hợp thức ăn cung cấp cho vật nuôi nhằm thỏa mãn tiêu chuẩn ăn.
- Khẩu phần ăn có thể được tính theo tỉ lệ (%) trong thức ăn hỗn hợp hoặc theo khối lượng (kg) trong một ngày đêm.
*Thành phần trong khẩu phần ăn đáp ứng nhu cầu năng lượng: ngô, cám mạch,…
- Các bước xây dựng khẩu phần ăn cho vật nuôi:
1) Xác định đối tượng cần xây dựng khẩu phần ăn.
2) Xác định nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
3) Xác định hàm lượng dinh dưỡng của nguyên liệu.
4) Chọn nguyên liệu để sử dụng.
5) Cập nhật giá nguyên liệu.
6) Tính toán số lượng mỗi loại nguyên liệu cần sử dụng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn ăn.
7) Kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn thành phẩm so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
8) Hiệu chỉnh khẩu phần ăn: Nếu khẩu phần ăn chưa phù hợp với vật nuôi thì cần được điều chỉnh
.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi quy định mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong:
A. 1 đêm.
B. 1 ngày.
C. 1 ngày đêm.
D. 2 ngày đêm.
Câu 2: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi được biểu thị bằng :
A. Chỉ số dinh dưỡng
B. Loại thức ăn
C. Thức ăn tinh, thô
D. Chất xơ, axit amin
Câu 3: Chọn phát biểu đúng.
A. Nhu cầu duy trì là nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho mọi hoạt động của vật nuôi ở mức tối thiểu, con vật không cho các sản phẩm, không nuôi thai, không tiết sữa hay phối giống, khối lượng cơ thể ổn định, quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
B. Nhu cầu sản xuất là nhu cầu dinh dưỡng cần cho vật nuôi tăng khối lượng cơ thể, nuôi thai và tạo ra các sản phẩm như thịt, trứng , sữa,…
C. Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng sẽ giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt
D. 3 phát biểu trên đều đúng
Câu 4: Nhu cầu khoáng của vật nuôi bao gồm?
A. Khoáng đa lượng
B. Khoáng vi lượng
C. A và B sai
D. Cả A và B đều đúng
Câu 5: Vai trò của khoáng trong cơ thể là?
A. tham gia cấu tạo tế bào, tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể
B. chất xúc tác trong quá trình trao đổi chất
C. cung cấp năng lượng
D. dự trữ năng lượng
Đáp án gợi ý:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Vitamin đóng vai trò gì trong sự phát triển của vật nuôi?
Câu 2: Nhu cầu vitamin của vật nuôi bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?