Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn
Slide điện tử Bài 13: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở lợn. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở LỢN (3 TIẾT)
KHỞI ĐỘNG
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể tên một số bệnh ở lợn mà em biết.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Tìm hiểu về bệnh dịch lợn tả cổ điển
Tìm hiểu về bệnh đóng dấu lợn
Tìm hiểu về bệnh giun đũa lợn
Tìm hiểu về bệnh phân trắng lợn con
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh dịch lợn tả cổ điển
Hãy liệt kê các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển.
Nội dung gợi ý:
- Bệnh dịch tả lợn cổ điển là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở mọi lứa tuổi của lợn với mức độ lây lan rất mạnh và tỉ lệ chết cao 80 – 90%. Con vật còn sống sót sau khi bị bệnh thường còi cọc, chậm lớn.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Lợn bị bệnh thường sốt cao 40 – 41°C, bỏ ăn, uống nhiều nước, mũi khô, mắt đỏ, phân táo. Ở giai đoạn sau, con vật bị tiêu chảy; trên da, nhất là chỗ da mỏng như bụng, sau tai,... có nhiều nốt xuất huyết đỏ như muỗi đốt; tại và mõm bị tím tái.
- Khi mổ khám thường thấy các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, thận, bàng quang,...có xuất huyết lấm chấm như đinh ghim; niêm mạc đường tiêu hoá, nhất là ruột già, có các nốt loét hình tròn đồng tâm màu vàng, nâu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bệnh đóng dấu lợn
Hãy liệt kê các dấu hiệu đặc trưng để nhận biết con vật mắc bệnh đóng dấu lợn.
Nội dung gợi ý:
- Đóng dấu lợn là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây nên, thường xuất hiện ở lợn trên 3 tháng tuổi và thường ghép với bệnh tụ huyết trùng.
- Bệnh có thể lây sang người và một số loài động vật khác.
- Biểu hiện đặc trưng của bệnh: Con vật sốt cao trên 40°C, bỏ ăn, sưng khớp gối; trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra.
- Khi mổ khám thường thấy xuất huyết toàn thân, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đỏ; viêm khớp và viêm màng trong tim.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về bệnh giun đũa lợn
Hãy cho biết những dấu hiệu đặc trưng của lợn bị nhiễm giun đũa.
Nội dung gợi ý:
- Bệnh giun đũa lợn là bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống.
+ Biểu hiện đặc trưng của bệnh: thường rõ nhất ở lợn từ 2 đến 4 tháng tuổi; con vật chậm lớn, gầy còm, xù lông...; khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi; khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột.
- Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân.
Hoạt động 4. Tìm hiểu về bệnh phân trắng lợn con
Căn cứ vào những biểu hiện nào để xác định lợn con mắc bệnh phân trắng?
Nội dung gợi ý:
- Bệnh phân trắng lợn con là bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
- Ban đầu lợn con vẫn bú mẹ, phân màu vàng vón lại như hạt đậu, sau đó phân loãng dần và có màu trắng. Ở giai đoạn sau, con vật bỏ bú, run rẩy, hạ thân nhiệt, thường chết sau 5 – 7 ngày bị bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Đâu là một cách phòng bệnh đóng dấu?
A. Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng kĩ thuật.
B. Tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y, thường là tiêm lúc lợn 10 tháng tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 5 tháng một lần.
C. Sử dụng các loại thức ăn công thức khi thấy lợn có biểu hiện không tốt về sức khoẻ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải biện pháp xử lí bệnh dịch tả lợn cổ điển?
A. Dùng thuốc đặc trị bệnh dịch tả lợn cổ điển.
B. Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
C. Cách li triệt để: không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển lợn từ nơi khác về.
D. Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh; vệ sinh khử trùng triệt để khu vực chăn nuôi và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.
Câu 3: Bệnh phân trắng lợn con là:
A. Bệnh kí sinh trùng phổ biến, xảy ra quanh năm, nhất là ở lợn nuôi thả rông và ăn rau bèo thuỷ sinh tươi sống
B. Bệnh khá phổ biến ở lợn từ 3 đến 21 ngày tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi.
C. Bệnh truyền nhiễm ở lợn con, các virus lây truyền làm cho phân của lợn trắng ra.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Dưới đây là những biểu hiện đặc trưng của bệnh đóng dấu lợn. Ý nào không đúng?
A. Con vật sốt cao trên 40 °C, bỏ ăn, sưng khớp gối.
B. Trên da có dấu hình vuông, tròn, màu đỏ, sau đó tạo vảy bong tróc ra
C. Khi mổ khám thường thấy máu tụ lại ở tim, các cơ quan nội tạng như dạ dày, ruột, tim, phổi, gan và thận sưng, màu đen
D. Khi mổ khám thường thấy viêm khớp và viêm màng trong tim
Câu 5: Đâu không phải biểu hiện đúng của bệnh giun đũa lợn?
A. Con vật không to ra về khung xương, nạc thịt mà trở nên béo mềm, lông ngắn lại,…
B. Khi ấu trùng giun tác động lên phổi sẽ gây viêm phổi
C. Khi có quá nhiều giun thì có thể gây tắc ống mật, tắc ruột, thủng ruột
D. Có thể tìm được trứng giun khi xét nghiệm phân
Nội dung gợi ý:
Câu 1: A
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: C
Câu 5: A
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr78) thông qua Phiếu học tập số 1.