Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm

Slide điện tử Bài 14: Phòng, trị một số bệnh phổ biến ở gia cầm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 14: PHÒNG, TRỊ MỘT SỐ BỆNH PHỔ BIẾN Ở GIA CẦM (3 TIẾT)

KHỞI ĐỘNG

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Kể tên một số bệnh ở gia cầm mà em biết.

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM

  • Tìm hiểu về bệnh cúm gia cầm 

  • Tìm hiểu về bệnh cầu trùng gà

  • Luyện tập
  • Vận dụng

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh cúm gia cầm 

Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định một con vật mắc bệnh cúm gia cầm?

Nội dung gợi ý:

+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi. Sau từ 1 đến 3 ngày thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở. Mào sưng tích nước, đỏ sẫm. Da chân có xuất huyết đỏ là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh.

+ Khi mổ khám có thể thấy xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận và đường tiêu hoá. Chẩn đoán bệnh căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của bệnh và kết quả xét nghiệm chuyên sâu xác định mầm bệnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bệnh cầu trùng gà

Căn cứ vào những yếu tố nào để nhận biết được gà mắc bệnh cầu trùng?

Nội dung gợi ý:

+ Thời kì ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 6 ngày. 

+ Bệnh có 3 thể là cấp tính, mạn tính và ẩn tính (mang trùng) tuỳ thuộc vào tuổi gà, loài và số lượng cầu trùng. 

+ Lúc đầu gà uống nhiều nước, tiêu chảy với phân chứa thức ăn không tiêu, sau đó vài ngày thì chuyển sang dạng sáp nâu, phân sống, lẫn máu và cuối cùng phân toàn máu. 

+ Con vật gầy rộc, thiếu máu, mào, da nhợt nhạt, xù lông, sẽ cánh, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, chết do mất máu và kiệt sức. 

+ Khi mổ khám có thể thấy xác gầy, ướt, thiếu máu; manh tràng và ruột non xuất huyết tràn lan và chứa nhiều máu.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Câu 1: Đâu không phải biểu hiện đặc trưng của bệnh cúm gia cầm?

A. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ngày.

B. Con vật sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, đi loạng choạng, quay cuồng, khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.

C. Qua thời gian ủ bệnh, từ 1 đến 3 ngày sau thì con vật chết do suy hô hấp và ngạt thở.

D. Mào hết nước, thâm tím.

Câu 2: Bệnh cúm gia cầm là:

A. Một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia cầm

B. Một trong những bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

C. Một trong những bệnh kí sinh trùng nguy hiểm nhất ở gia cầm

D. Một trong những bệnh kí sinh trùng ít nguy hiểm nhất ở gia cầm

Câu 3: Câu nào sau đây là đúng?

A. Nấm mốc thường thấy trên thức ăn chăn nuôi được bảo quản không đúng cách có thể gây bệnh cho vật nuôi.

B. Độc tố nấm móc, điển hình là độc tố Aflatoxin do nấm lục Aspergillus flavus tiết ra, gây độc, rối loạn chức năng và giảm năng suất vật nuôi, đặc biệt là gia cầm.

C. Độc tố nấm độc có thể tích tụ trong sản phẩm chăn nuôi, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu không phải biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm đúng cách?

A. Dùng đồ bảo hộ lao động

B. Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín

C. Không thả rông

D. Nuôi phối hợp nhiều loại gia cầm với nhau

Câu 5: Đâu là một nguồn lây nhiễm rất nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm?

A. Người từ vùng khác đến

B. Các loài chim hoang dã

C. Các thiết bị công nghệ chưa đạt yêu cầu

D. Tất cả các đáp án trên.

Nội dung gợi ý:

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: D

Câu 4: D

Câu 5: B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành nội dung Vận dụng (SGK – tr82) thông qua Phiếu học tập.