Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Slide điện tử Bài 10: Sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10: SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời:
Sản xuất thức ăn cho vật nuôi trong ngành chăn nuôi có vai trò gì?
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
Phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
Luyện tập
Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu:
Ý nghĩa của Việc bảo quản thức ăn chăn nuôi ?
Nội dung gợi ý:
1. Vai trò của sản xuất và bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Sản xuất thức ăn cho vật nuôi đóng vai trò then chốt trong ngành chăn nuôi do:
+ Thức ăn chăn nuôi chiếm 60 – 70% chi phí sản xuất.
+ Sản xuất thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận cao.
- Bảo quản thức ăn chăn nuôi có ý nghĩa lớn trong việc:
+ Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
+ Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
+ Tiết kiệm chi phí thức ăn.
2. Phương pháp sản xuất và bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Thức ăn ủ chua được sản xuất theo phương pháp nào?
Thức ăn ủ men được chế biến như thế nào?
Có những cách nào để cải thiện chất lượng thức ăn ủ chua?
Các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp bao gồm những gì?
Nội dung gợi ý:
2.1. Phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi
a) Sản xuất thức ăn ủ chua
- Thức ăn ủ chua được sản xuất bằng phương pháp lên men lactic bởi các vi khuẩn lactic có sẵn trong tự nhiên. Vi khuẩn lactic lên men đường trong thức ăn để sản sinh lactic acid và các acid hữu cơ khác làm giảm pH của thức ăn, giúp thức ăn chuyển sang trạng thái “chín sinh học” và bảo quản được trong thời gian dài.
- Có thể sử dụng thêm một số nguyên liệu và phụ gia để giúp quá trình lên men tốt hơn.
b) Sản xuất thức ăn ủ men
- Thức ăn ủ men được sản xuất bằng phương pháp lên men nguyên liệu giàu tinh bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn,… với nấm men.
- Một số chủng nấm men phổ biến: saccharomyces cerevisiae, saccharomycopsis fibuligera,…
- Thức ăn ủ men có thể được sản xuất ở quy mô nông hộ hoặc quy mô trang trại theo quy trình: nguyên liệu – xử lí – tiến hành ủ.
c) Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp
- Thức ăn chăn nuôi công nghiệp gồm hai loại: thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (dạng bột hoặc dạng viên) và thức ăn đậm đặc.
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được sản xuất theo quy trình:
Bước 1: Nhập nguyên liệu và làm sạch.
Bước 2: Cân, nghiền và phối trộn.
Bước 3: Hấp chín và ép viên.
Bước 4: Sàng phân loại và đóng bao.
- Các bước của quy trình sản xuất thức ăn đậm đặc:
Bước 1: Nhập nguyên liệu – Làm sạch.
Bước 2: Cân, nghiền, phối trộn.
Bước 3: Thành phẩm.
2.2. Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi
- Các phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi:
+ Bảo quản thức ăn thô.
+ Bảo quản nguyên liệu thức ăn.
+ Bảo quản thức ăn công nghiệp.
a) Bảo quản thức ăn thô
- Thức ăn thô sử dụng cho gia súc nhai lại được bảo quản bằng các phương pháp sau: + Phơi khô: Rơm lúa và cỏ sau khi thu cắt được phơi khô tự nhiên và đóng bánh hoặc cuộn thành khối.
+ Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ.
+ Bảo quản bằng phương pháp kiềm hoá: Rơm, ra được kiềm hoá với urea hoặc nước vôi trong 7 – 10 ngày.
b) Bảo quản nguyên liệu thức ăn
- Các nguyên liệu thức ăn như cám gạo, cám mì, ngô, sắn lát,... sử dụng trong sản xuất thức ăn công nghiệp được bảo quản trong silo hoặc trong kho dưới dạng đổ đống hay đóng bao.
- Các nguyên liệu giàu protein, premix và phụ gia được bảo quản trong kho có kiểm soát nhiệt độ thấp hơn 250C để tránh ảnh hưởng tới chất lượng thức ăn.
- Nguyên liệu dạng lỏng được bảo quản trong các thùng hay các bình chứa lớn và được bảo quản ở khu vực riêng.
c) Bảo quản thức ăn công nghiệp
- Thức ăn công nghiệp sau khi sản xuất được bảo quản trong kho thành phẩm của cơ sở sản xuất.
- Các bao thức ăn được bảo quản trên kệ gỗ, cách mặt nền 30 – 40 cm, cách tường 0,7 – 1 m. Kho bảo quản cần thông thoáng tốt, nhiệt độ dưới 30°C, độ ẩm dưới 70%.
- Trong kho nên phân khu bảo quản theo lô, thời gian sản xuất, tránh để lẫn thức ăn cũ và mới.
- Phun thuốc diệt côn trùng, nấm mốc trước khi nhập thức ăn vào kho. Thường xuyên kiểm tra thức ăn và vệ sinh kho. Thời gian bảo quản trong kho dưới 6 tháng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Bảo quản bằng phương pháp ủ chua: Thức ăn thô, xanh được ủ chua trong túi, trong silo hoặc hào ủ. Lactic acid sinh ra trong quá trình ủ chua sẽ:
A. Ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng và gây bệnh, giúp kéo dài thời gian bảo quản thức ăn 3 – 6 tháng
B. Làm gia tăng lượng vi sinh vật có lợi nhằm duy trì tính nguyên vẹn của thức ăn từ 3 – 6 tháng.
C. Phủ lên bề mặt thức ăn một lớp bảo vệ nhằm chống lại sự tác động của môi trường xung quanh, giúp duy trì thức ăn được lâu hơn.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Đâu không phải ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?
A. Đảm bảo chất lượng thức ăn, giúp thức ăn giữ được giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng và an toàn cho vật nuôi.
B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
C. Dự trữ thức ăn trong thời gian cho phép.
D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.
Câu 3: Hiện nay các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện đại đang hướng đến tiêu chỉ 3 “không”:
A. Không tiền, không nói chuyện, không giải quyết vấn đề.
B. Không ăn, không uống, không làm sao.
C. Không bụi, không mùi và không chất thải.
D. Không chất cấm, không ô nhiễm môi trường, không phá sản.
Câu 4: Thức ăn ủ chua sau 3 – 4 tuần phải đạt được yêu cầu gì thì mới được coi là đạt yêu cầu?
A. Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, mềm, không nhũn nát, mùi chua nhẹ, không mốc, không có mùi lạ
B Có màu vàng rơm hoặc vàng nâu, cứng chắc, mùi hắc, không mốc.
C. Có màu trắng vàng, mềm, không nhũn, không mốc, có mùi thơm thoang thoảng.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Đâu không phải một dụng cụ cần thiết để thực hành phương pháp ủ chua thức ăn thô, xanh?
A. Bình nhựa dung tích 2 – 5l hoặc túi nylon chứa được 2 – 5 kg.
B. Dao, thớt băm cỏ
C. Máy đo pH
D. Dung dịch lactic
Đáp án gợi ý:
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: D
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thức ăn thô thường được sử dụng cho loại gia súc nào? Liệt kê các phương pháp bảo quản thức ăn thô.
Câu 2: Nguyên liệu thức ăn được bảo quản ra sao?
Câu 3: Xin hãy trình bày quy trình bảo quản thức ăn công nghiệp.