Slide bài giảng Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Bài 6: Chọn giống vật nuôi
Slide điện tử Bài 6: Chọn giống vật nuôi. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 6: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời: Vật nuôi được lựa chọn là gì? Hãy đưa ra ví dụ về việc chọn giống cho vật nuôi.
NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM
Khái niệm chọn giống vật nuôi
Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi.
- Luyện tập
- Vận dụng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Khái niệm chọn giống vật nuôi
Hoạt động 1.
GV đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Hãy trình bày vai trò của việc chọn giống cho vật nuôi.
Nội dung gợi ý:
1.1. Khái niệm
Chọn vật nuôi làm giống là xác định và chọn những con vật nuôi có tiềm năng di truyền vượt trội về một hay nhiều tính trạng mong muốn để làm giống.
*Ví dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con gà trống lớn nhanh, to đẹp và những gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.
1.2. Vai trò của chọn giống vật nuôi
Chọn ra những con vật ưu tú => cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm ở đời sau.
2. Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 2.
GV đưa ra câu hỏi:
Vật nuôi có đặc điểm ngoại hình như thế nào?
Hãy kể tên một số chỉ tiêu về ngoại hình để đánh giá chọn giống vật nuôi.
Nội dung gợi ý:
2.1. Ngoại hình
- Đặc điểm ngoại hình của vật nuôi là đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống.
- Chỉ tiêu ngoại hình: hình dáng thân, dáng vẻ, màu sắc bộ lông, màu sắc da thân, da chân, hình dáng tai, kiểu và màu sắc mào...
*Ngoại hình của vật nuôi trong hình trên phù hợp với hướng sản xuất:
- Bò hướng sữa: Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, phần thân trước hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu.
- Bò hướng thịt: Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn.
- Phương pháp để đánh giá ngoại hình vật nuôi:
+ Quan sát kết hợp với chụp ảnh, quay phim, sờ trực tiếp.
+ Dùng thước để đo một số chiều đo nhất định như: vòng ngực, dài thân ở lợn, cao vây ở bò, dài thân chéo trâu, bò...
2.2. Thể chất
- Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi, liên quan đến sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.
- Biểu hiện của thể chất: kích thước cơ thể, tốc độ lớn, sức khỏe...
- Chọn lọc vật nuôi theo thể chất, cần chọn những con vật: lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn...
2.3. Khả năng sinh trưởng và phát dục
- Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
2.4. Năng suất và chất lượng sản phẩm
- Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm của vật nuôi:
* Giống lợn:
Số con sơ sinh/ổ
Số con cai sữa/ổ
Khối lượng sơ sinh/con
* Giống bò lấy sữa:
Sản lượng mỡ
Tỉ lệ mỡ sữa.
=> Các giống vật nuôi khác nhau thì có chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau.
3. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 3.
GV đưa ra câu hỏi: Hãy lập bảng trình bày một số phương pháp chọn giống cho vật nuôi.
Nội dung gợi ý:
Nội dung so sánh | Phương pháp chọn lọc | ||
Hàng loạt | Cá thể | ||
Đối tượng chọn lọc | Toàn bộ nhóm đối tượng | Từng cá thể | |
Điều kiện chọn lọc | Ngay trong điều kiện sản xuất. | Điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc. | |
Cách thức tiến hành | Chọn lọc tổ tiên | Đặt ra tiêu chuẩn chỉ tiêu chọn lọc. | Dựa vào phả hệ, chọn đối tượng có tổ tiên tốt. |
Chọn lọc cá thể | Căn cứ vào số liệu ghi chép về màu lông, da, hình dáng...để tiến hành chọn. | Nuôi chúng trong điều kiện tiêu chuẩn về nuôi dưỡng, chăm sóc. | |
Kiểm tra đời con | Cá thể đạt tiêu chuẩn được chọn làm giống | Kiểm tra đời con nhằm xác định khả năng di truyền những tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau. | |
Hiệu quả chọn lọc | Độ chính xác không cao | Độ chính xác cao | |
Thời gian chọn lọc | Thời gian ngắn | Thời gian dài |
4. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi.
Hoạt động 4.
GV đưa ra câu hỏi:
Phương pháp chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử là gì?
Hãy nêu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này.
Nội dung gợi ý:
4.1. Chọn lọc dựa vào chỉ thị phân tử
- Khái niệm: Là phương pháp chọn lọc các cá thể dựa trên các gene quy định hoặc có liên quan đến một tính trạng mong muốn nào đó.
- Ưu điểm: Rút ngắn thời gian chọn lọc.
- Nhược điểm: Yêu cầu kĩ thuật cao, trang thiết bị hiện đại và tốn kém.
4.2. Chọn lọc bằng bộ gene
- Khái niệm: Là chọn lọc dựa trên ảnh hưởng của tất cả các gene có liên quan đến một tính trạng nào đó.
- Ưu điểm: có độ chính xác cao, rút ngắn thời gian chọn lọc tăng hiệu quả chăn nuôi.
- Nhược điểm: Chi phí thường rất cao.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Từ nội dung bài học,GV yêu cầu HS luyện tập làm bài
Câu 1: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 2: Có mấy tiêu chí để chọn giống vật nuôi?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3: Ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là?
A. đơn giản
B. dễ thực hiện
C. ít tốn kém
D. cả 3 ý trên đều đúng
Câu 4: Sinh trưởng là gì ?
A. là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật.
B. là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi liên quan tới sức sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện cơ thể sống của con vật.
C. là đặc điểm bên ngoài của con vật, mang đặc trưng cho từng giống
D. mức độ sản xuất ra sản phẩm của con vật
Câu 5: Đâu không phải là một trong số các chỉ tiêu để đánh giá sinh trưởng của một vật.
A. khối lượng cơ thể qua các giai đoạn
B. kích thước cơ thể
C. tốc độ tăng khối lượng
D. hiệu quả sử dụng thức ăn
Đáp án gợi ý:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: B
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thể chất được định nghĩa là gì?
Câu 2: Những biểu hiện nào cho thấy thể chất của vật nuôi?
Câu 3: Khi lựa chọn vật nuôi dựa trên thể chất, cần chọn những con vật như thế nào?
Câu 4: Sinh trưởng được hiểu là gì?
Câu 5: Hãy nêu một số chỉ tiêu về năng suất và chất lượng sản phẩm của giống lợn và giống bò sữa.