Slide bài giảng công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Slide điện tử bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt Kết nối sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 9: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Công nghệ vi sinh là gì? Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong sản xuất phân bón như thế nào?

Trả lời rút gọn: 

Công nghệ vi sinh là lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng hoạt động của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm hữu ích. Trong nông nghiệp, ứng dụng công nghệ vi sinh đã tạo ra nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau để cải thiện chất lượng và năng suất của cây trồng.

I. SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH

Khám phá 1: Theo em, yếu tố nào quan trọng nhất trong sản xuất phân bón vi sinh? Vì sao?

Trả lời rút gọn: 

Nhân giống vi sinh vật đặc hiệu là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất phân bón vi sinh. Bước này quyết định loại vi sinh vật trong phân bón (vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân hay vi sinh vật phân giải chất hữu cơ).

Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu các nguyên liệu thường được sử dụng làm chất nền trong sản xuất phân bón vi sinh.

Trả lời rút gọn: 

- Than bùn, phân xanh, phân rác, phân chuồng…

II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VI SINH SỬ DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT

1. Phân bón vi sinh cố định đạm

Kết nối năng lực 2: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh vật cố định đạm đang được sử dụng ở địa phương em.

Trả lời rút gọn: 

Học sinh tự tìm hiểu ở địa phương mình.

2. Phân bón vi sinh chuyển hóa lân

Kết nối năng lực 3: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh chuyển hóa lân đang được sử dụng ở địa phương em.

Trả lời rút gọn: 

Học sinh tự tìm hiểu tại địa phương.

Khám phá 2: So sánh các bước sản xuất phân bón vi sinh vật cố định đạm và các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân.

Trả lời rút gọn: 

Phân bón vi sinh cố định đạmPhân bón vi sinh chuyển hóa lân

- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. Nhân giống vi sinh vật cố định đạm trên máy lắc hoặc sục khí trong nồi lên men, loại bỏ tạp chất qua rây 0,25 mm, tiệt trùng dưới áp suất 2atm trong 2 giờ. Kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành bước 2.

- Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối trong khoảng 1 tuần. Bổ sung nguyên tố đa lượng và vi lượng, chất giữ ẩm và phụ gia khác.

- Bước 3: Kiểm tra chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.

- Bước 1: Nhân giống vi sinh vật trên máy lắc hoặc sục khí trong nồi lên men, kiểm tra chất lượng trước khi tiến hành bước 2.

- Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra chất mang theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Loại bỏ tạp chất bằng cách rây qua sàng, tiệt trùng ở áp suất 2atm trong 2 giờ.

- Bước 3: Phối trộn với chất mang, bổ sung dinh dưỡng và các chất phụ gia, ủ sinh khối trong một tuần.

- Bước 4: Kiểm tra chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.

 

3. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

Kết nối năng lực 4: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ đang được sử dụng ở địa phương em.

Trả lời rút gọn: 

Học sinh tự tìm hiểu tại địa phương mình.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của phân bón vi sinh. Phân bón vi sinh có gì khác so với phân bón hóa học và phân bón hữu cơ.

Trả lời rút gọn: 

Đặc điểm chung của phân bón vi sinh:

- Chứa vi sinh vật sống, có thời gian tồn tại ngắn dựa vào điều kiện môi trường.

- Mỗi loại phân vi sinh thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng cụ thể.

- An toàn cho con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Phân bón vi sinh khác với phân bón hóa học và hữu cơ vì chúng chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống như vi khuẩn cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân hoặc vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.

Câu 2: Sơ đồ hóa cách sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ.

Trả lời rút gọn: 

* Cách sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm:

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, nhân giống vi sinh vật cố định đạm, hỗn hợp chất mang. Nhân giống vi sinh vật trên máy lắc hoặc sục khí trong nồi lên men, loại bỏ tạp chất và tiệt trùng.

- Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối khoảng một tuần, bổ sung dinh dưỡng và chất phụ gia.

- Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao và bảo quản sản phẩm.

* Cách sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân:

- Bước 1: Nhân giống vi sinh vật, kiểm tra chất lượng. Chuẩn bị và kiểm tra chất mang theo Tiêu chuẩn Việt Nam, loại bỏ tạp chất và tiệt trùng.

- Bước 2: Phối trộn, bổ sung dinh dưỡng và các chất phụ gia, ủ sinh khối.

- Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao và bảo quản sản phẩm.

* Cách sản xuất phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ:

- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ và sơ chế.

- Bước 2: Ủ nguyên liệu với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, bổ sung chế phẩm vi sinh vật và NPK.

- Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao và bảo quản sản phẩm.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lựa chọn loại phân bón vi sinh cho phù hợp với một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Trả lời rút gọn: 

Học sinh tự liên hệ thực tiễn địa phương và lựa chọn loại phân bón vi sinh phù hợp.