Slide bài giảng công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng
Slide điện tử bài 12: Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt Kết nối sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 12: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Giống cây trồng được tạo ra bằng những phương pháp nào? Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng có những điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời rút gọn:
- Các phương pháp tạo giống cây trồng bao gồm lai tạo, gây đột biến và công nghệ gene.
- Mỗi phương pháp có những ưu điểm và đặc điểm riêng.
I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Chọn lọc hỗn hợp
Khám phá 1: Quan sát Hình 12.1, mô tả phương pháp chọn lọc hỗn hợp một lần và chọn hỗn hợp nhiều lần.
Trả lời rút gọn:
• Chọn lọc hỗn hợp một lần:
- Gieo trồng quần thể giống ban đầu (1), chọn khoảng 10% cây tốt và thu hoạch hỗn hợp hạt.
- Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống ban đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.
• Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần:
- Gieo trồng quần thể giống ban đầu (1), chọn khoảng 10% cây tốt và thu hoạch hỗn hợp hạt.
- Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống ban đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.
- Lặp lại quá trình nếu cần cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống.
2. Chọn lọc cá thể
Khám phá 2: Quan sát Hình 12.2 và mô tả phương pháp chọn lọc cá thể.
Trả lời rút gọn:
- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống ban đầu, chọn một số cá thể tốt nhất và thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.
- Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống ban đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống.
- Các vụ tiếp theo: Lặp lại quá trình của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống.
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Tạo giống bằng phương pháp lai
a. Tạo giống thuần chủng
Khám phá 3: Quan sát Hình 12.3 và mô tả các bước trong quy trình chọn tạo giống cây trông thuần chủng bằng phương pháp lai đơn.
Trả lời rút gọn:
- Bước 1: Chọn giống hoặc dòng làm bố, mẹ.
- Bước 2: Gieo trồng để cây bố, mẹ nở hoa đồng thời, sử dụng phấn hoa từ cây bố thụ cho hoa của cây mẹ đã loại bỏ nhị. Thu hoạch hạt cho vụ sau (hạt F1).
- Bước 3: Gieo trồng hạt F1, loại bỏ cây dị dạng, bị bệnh, hoặc không phải cây lai. Thu hạt để tạo thành dòng.
- Bước 4: Gieo hạt từ mỗi cây F1 thành từng hàng hoặc ô. Đánh giá và chọn lọc cây tốt, thu hạt để tạo dòng. Quá trình này được lặp lại qua nhiều vụ cho đến khi thu được dòng thuần.
- Bước 5: Đánh giá và so sánh dòng thuần đã chọn với dòng đối chứng.
- Bước 6: Tiến hành thử nghiệm và đăng ký công nhận giống mới theo quy định.
b. Tạo giống ưu thế lai
Khám phá 4: Quan sát Hình 12.5, mô tả các bước tạo giống ưu thế lai.
Trả lời rút gọn:
- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền
- Bước 2: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ
- Bước 3: Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau
- Bước 4: Đánh giá và chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn
- Bước 5: Nghiên cứu sản xuất hạt lai
- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định.
Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu thêm về các thành tựu tạo giống lai ưu thế ở Việt Nam và trên thế giới.
Trả lời rút gọn:
- Tạo giống cà chua HT.42: Quả chắc, ngọt, có khả năng chịu cát và vận chuyển mà không bị hỏng.
- Tạo giống lúa mới HTY100: Gạo thơm, cơm mềm.
2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
Khám phá 5: Quan sát Hình 12.7 và mô tả các bước tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến.
Trả lời rút gọn:
Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền
Bước 2: Xử lí vật liệu gây đột biến
Bước 3: Chọn thể đột biến mong muốn
Bước 4: Tạo dòng thuần chủng tự thụ phấn qua nhiều thế hệ
Bước 5: Đánh giá các dòng theo quy định
Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định
3. Tạo giống bằng công nghệ gene.
a. Cách tiến hành
Khám phá 6: Quan sát Hình 12.9 và mô tả các bước tạo giống cây trồng bằng kĩ thuật chuyển gene.
Trả lời rút gọn:
Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào nguồn và tế bào nhận gene.
Bước 2: Thu nhận gene cần chuyển bằng kĩ thuật phù hợp.
Bước 3: Gắn gene vào công cụ chuyển gene.
Bước 4: Chuyển gene vào sinh vật hoặc tế bào nhận.
Bước 5: Lựa chọn sinh vật hoặc tế bào mang gene cần chuyển.
Bước 6: Đánh giá, kiểm tra và đăng ký công nhận giống mới theo quy định.
b. Một số thành tựu
Kết nối năng lực 2: Tìm hiểu thêm về các thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam và trên thế giới.
Trả lời rút gọn:
Công nghệ biến đổi gen đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, rút ngắn quá trình tạo ra cây trồng chuyển gen với các đặc tính mong muốn. Dưới đây là vài thành tựu tiêu biểu:
- Kháng sâu bệnh: Các cây biến đổi gen Bt như ngô, bông, đậu tương chứa protein từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis, giúp chống lại sâu hại lá mà không ảnh hưởng đến côn trùng và con người.
- Dinh dưỡng: Giống gạo vàng được tạo ra chứa lượng cao betacarotene (vitamin A), giúp giảm bệnh mù mắt ở các nước đang phát triển.
- Sức khỏe: Công ty Pioneer-Dupont phát triển giống đậu tương có acid béo tương tự dầu ô liu, mang lại lợi ích cho sức khỏe và công nghiệp chế biến dầu đậu tương.
- Cây cảnh: Loại hoa hồng tím được tạo ra bằng cách chuyển gen, thu hút người tiêu dùng với màu sắc mới lạ.
- Y học: Giống khoai tây và cà chua biến đổi gen có chứa vắc xin, giúp giải quyết vấn đề vận chuyển và bảo quản vắc xin một cách hiệu quả và kinh tế.
LUYỆN TẬP
Câu 1: So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể. Nêu ưu, nhược điểm của từng phương pháp.
Trả lời rút gọn:
Chọn lọc hỗn hợp | Chọn lọc cá thể | |
Đặc điểm | - Là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. | - Là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của chọn giống. |
Đối tượng áp dụng | - Cả cây tự thụ phấn và cây giao phấn | - Cây tự thụ phấn |
Cách tiến hành | - Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt. - Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. - Vụ 3 (4,5...): Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu. | - Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau. - Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống. - Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống. |
Ưu điểm | - Tiến hành đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém. | - Chọn giống nhanh đạt được kết quả, giống có độ đồng đều cao, năng suất ổn định. |
Nhược điểm | - Không đánh giá được đặc điểm di truyền của từng cá thể, hiệu quả chọn lọc thường không cao. | - Do hạt của cây được chọn cần bảo quản và gieo trồng riêng nên đòi hỏi tiến hành công phu, tốn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng để đánh giá. |
Câu 2: So sánh các bước tạo giống thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai.
Trả lời rút gọn:
Tạo giống thuần chủng | Tạo giống ưu thế lai | |
Bước 1 | Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ. | Thu thập vật liệu di truyền. |
Bước 2 | Gieo trồng để cây bố, mẹ nở hoa trùng nhau, lấy phấn của cây bố thụ cho hoa của cây mẹ đã khử đực. Thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1). | Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ. |
Bước 3 | Gieo trồng hạt F1, đánh giá để loại cây dị dạng, cây bị bệnh, cây không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từ dòng. | Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau. |
Bước 4 | Hạt từ mỗi cây F1 gieo thành hàng hoặc ô, sau đó đánh giá và chọn cây tốt để thu hạt riêng thành từng dòng. Quá trình này lặp lại qua nhiều vụ cho đến khi thu được dòng thuần. | Đánh giá và chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn. |
Bước 5 | Đánh giá và so sánh dòng thuần chọn được với dòng đối chứng. | Nghiên cứu sản xuất hạt lai. |
Bước 6 | Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. | Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định. |
Câu 3: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene có những điểm gì giống và khác nhau?
Trả lời rút gọn:
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến | Tạo giống bằng công nghệ gene | ||
Giống | - Tạo ra các giống cho năng suất cao, có thể kháng sâu bệnh, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường được tốt hơn | ||
Khác | Đặc điểm | - Sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra các giống mới mang các tổ hợp gene mới. | - Là phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi hoặc có thêm gene mới. |
Cách tiến hành | - Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền - Bước 2: Xử lí vật liệu gây đột biến - Bước 3: Chọn thể đột biến mong muốn - Bước 4: Tạo dòng thuần chủng bằng tự thụ phấn qua nhiều thế hệ - Bước 5: Đánh giá và lựa chọn dòng theo quy định - Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định | - Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gene và tế bào nhận gene - Bước 2: Thu nhận gene cần chuyển bằng kĩ thuật phù hợp - Bước 3: Gắn gene vào công cụ chuyển gene - Bước 4: Chuyển gene vào sinh vật hoặc tế bào nhận - Bước 5: Lựa chọn sinh vật hoặc tế bào mang gene cần chuyển - Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng ký công nhận giống mới theo quy định |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu qua internet, sách, báo... em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng biến đổi gene.
Trả lời rút gọn:
Học sinh tự nêu quan điểm của mình về cây trồng biến đổi gene.