Soạn giáo án toán 4 chân trời sáng tạo Bài 54: Hình bình hành
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Toán 4 Bài 54: Hình bình hành sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 3: CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
BÀI 54: HÌNH BÌNH HÀNH
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS nhận biết được hình bình hành và tính chất về cạnh của hình bình hành; vẽ được hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông.
- Vận dụng giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến hình bình hành.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
- HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bảng phụ.
- Thước thẳng, bộ xếp hình, các hình ảnh có trong bài (nếu cần).
- Đối với học sinh
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (thước thẳng, giấy kẻ ô vuông, bộ xếp hình,…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV treo hình ảnh mặt của tòa nhà lên bảng: và dẫn dắt cho HS nhận xét sự đặc biệt về hình dạng mặt của toàn nhà.
- GV đặt vấn đề và dẫn dắt HS: Mặt của tòa nhà mà chúng ta đang quan sát là hình bình hành. Vậy hình bình hành là gì, chúng ta còn học bài học ngày hôm nay"HÌNH BÌNH HÀNH".
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ, HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình bình hành và tính chất về cạnh của hình bình hành; vẽ được hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông. b. Cách thức tiến hành: 1. Giới thiệu hình bình hành - GV vẽ hình bình hành ABCD trên bảng lớp (nền là lưới ô vuông) → GV chỉ tay vào hình và giới thiệu “Đây là hình bình hành ABCD” - GV hướng dẫn HS nhìn hình trong sách và đọc tên hình theo nhóm đôi. + Lưu ý: HS có thể đọc từ bất kì đỉnh nào và theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ đều được, nhưng phải đọc tuần tự các đỉnh. Ví dụ: Hình bình hành CDAB, ... 2. Giới thiệu tính chất về cạnh của hình bình hành - GV chỉ vào hình bình hành ABCD và yêu cầu HS nêu số cạnh của một hình bình hành và kể tên các cạnh của hình bình hành ABCD. – GV giới thiệu thuật ngữ cạnh đối diện: (B và DC là hai cạnh đối diện, AB và DC là một cặp cạnh đối diện; AD và BC là hai cạnh đối diện, AD và BC là một cặp cạnh đối diện. - GV gợi ý HS hoạt động theo nhóm bốn: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cạnh đối diện của hình bình hành ABCD.
- GV hệ thống nhận xét của các nhóm: + Cạnh AB song song và bằng cạnh DC. + Cạnh AD song song và bằng cạnh BC. - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: “Từ những phân tích đã có, các em hãy cho cô biết hình hình hành có đặc điểm gì?” - GV khái quát lại tính chất các cạnh đối diện của hình bình hành: → Hình bình hành có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. + Lưu ý: Nếu muốn giải thích tại sao các cạnh của hình bình hành song song, có thể làm như sau: Nếu kéo các cạnh của hình bình hành ABCD, ta được các cặp đường thẳng không bao giờ cắt nhau, các cặp đường thẳng đó song song với nhau. GV vẽ trên bảng lớp: (Cặp cạnh AB và DC có thể dựa vào các dòng kẻ ngang.)
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS nhận biết được hình bình hành và tính chất về cạnh của hình bình hành. - Vẽ được hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông. b. Cách tiến hành: 1. Thực hành Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Trong các hình sau, hình nào là hình bình hành. - GV yêu cầu HS (nhóm bốn) nhận biết yêu cầu, thảo luận, nhận biết hình nào là hình bình hành.
- GV gọi một số nhóm trình bày bài. - GV nhận xét, chốt đáp án.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 - GV hướng dẫn HS (nhóm đôi) nhận biết yêu cầu rồi nói cho nhau nghe theo mẫu: Ví dụ: a) Hình bình hành KLMN có các cặp cạnh song song và bằng nhau là: KL = NM = 2m; KN = LM = 3m.
- GV gọi một số HS trình bày đáp án, cả lớp nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt đáp án. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3
|
- HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh và nhận xét: + Các tòa nhà khác thường có mặt tiền là hình chữ nhật. + Hình này vừa giống vừa không giống hình chữ nhật. … - HS chú ý hình thành động cơ học tập.
→ HS nhìn hình trên bảng lớp và nói theo GV. → Nhóm hai HS chỉ tay vào hình trong SHS và nói: Hình bình hành ABCD.
- HS quan sát hình và trả lời: Hình có 4 cạnh gồm: AB, BC, CD, AD.
- HS tập sử dụng thuật ngữ cạnh đối diện.
- Các nhóm thảo luận, trình bày và giải thích nhận xét: + Các cạnh đối diện bằng nhau: dựa vào số ô vuông hoặc dùng thước đo + Các cạnh đối diện song song: nhận biết qua trực giác.
- HS suy nghĩ và trả lời: Hình bình hành ABCD có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau. - HS chú ý quan sát, lắng nghe, tiếp thu kiến thức.
- HS tìm hiểu đề, làm bài vào vở. - Kết quả: Hình là hình bình hành: hình 1, hình 4.
- HS chú ý quan sát, lắng nghe, chữa bài vào vở.
- HS tìm hiểu đề, nhận biết yêu cầu và thực hiện trao đổi theo hướng dẫn của GV. - Kết quả: a) Hình bình hành KLMN có các cặp cạnh song song và bằng nhau là: KL = NM = 2m; KN = LM = 3m. b) Hình bình hành STUV có các cặp cạnh song song và bằng nhau là: ST = VU = 5m; SV = TU = 3m.
|
Soạn giáo án Toán 4 chân trời Bài 54: Hình bình hành, GA word Toán 4 ctst Bài 54: Hình bình hành, giáo án Toán 4 chân trời sáng tạo Bài 54: Hình bình hành
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 cánh diều