Soạn giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều Chủ đề F(ICT) Bài 7: Chỉnh sửa các thành phần giao diện
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học ứng dụng 11 Chủ đề F(ICT) Bài 7: Chỉnh sửa các thành phần giao diện - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 7: CHỈNH SỬA CÁC THÀNH PHẦN GIAO DIỆN
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Trình bày được các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu, báo cáo.
- Chỉnh sửa được bài trí các thành phần trong biểu mẫu, báo cáo.
- Thiết lập được chủ đề màu sắc, phong cách văn bản của giao diện ứng dụng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông: Chỉnh sửa được bài trí các thành phần trong biểu mẫu, báo cáo.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Thiết lập được chủ đề màu sắc, phong cách văn bản của giao diện ứng dụng.
- Phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính có cài sẵn phần mềm Microsoft Access và máy chiếu.
- File mẫu để trình bày hướng dẫn và thực hành.
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 161 SGK.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi Khởi động trang 161 SGK.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.161 SGK:
Em hãy cho biết dải lệnh Layout có chức năng gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV quan sát,hướng dẫn (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khởi động:
Dải lệnh Layout gồm nhiều nút lệnh về cách trình bày ứng dụng trên màn hình.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: “Người dùng Access làm việc với các biểu mẫu, các báo cáo đã tạo sẵn. Người dùng không thao tác trực tiếp với dữ liệu trong bảng hay kết quả truy vấn. Biểu mẫu và báo cáo khác nhau về chức năng, nhưng cấu trúc theo thành phần và các phần tử trong chúng là tương tự nhau. Bài học này gộp chung trình bày lần lượt và khai thác điểm chung nay. Chúng ta cùng vào – Bài 7: Chỉnh sửa các thành phần giao diện.”
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thành phần và các phần tử trong báo cáo
- Mục tiêu: HS trình bày được các thành phần và các phần tử trong báo cáo.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS hoạt động nhóm, đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 1 - 2 tr.161 - 162, thực hiện nhiệm vụ.
- Sản phẩm học tập: Các thành phần và các phần tử trong báo cáo.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.161 SGK: Em hãy cho biết một báo cáo thường có những thành phần nào và nội dung của mỗi phần. - GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS. - GV dẫn dắt HS vào kiến thức mới, yêu cầu HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 1 - 2 tr.161, 162 SGK, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: 1. Trong Access, có những khung nhìn báo cáo nào? 2. Trình bày các thành phần trong khung nhìn thiết kế? 3. Phân biệt hộp dữ liệu và nhãn tên trường. 4. Nêu thao tác sửa đổi nhãn tên. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.161 SGK. - Nhóm HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi về các thành phần và phần tử trong báo cáo. - GV theo dõi, hướng dẫn (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Hoạt động tr.161 SGK: tên, báo cáo về việc gì, nội dung báo cáo, người làm và ngày tháng,... - GV mới đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi về các thành phần và phần tử trong báo cáo. - GV mời 1 - 2 HS lên thực hiện thao tác sửa đổi nhãn tên trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 1. Các thành phần và các phần tử trong báo cáo a) Các thành phần trong báo cáo - Có 4 khung nhìn báo cáo: Report View, Print Preview, Layout View, Design View. - Các thành phần trong khung nhìn thiết kế: + Report Header: Nhãn tiêu đề báo cáo ở phần trên cùng của trang đầu tiên. Khi mới tạo ra, theo mặc định Access lấy tên truy vấn (hay bảng) là nguồn dữ liệu của báo cáo làm tên cho báo cáo. + Page Header: Nhãn văn bản ở trên đỉnh mọi trang của báo cáo. Đây là các tên trường dữ liệu ở đỉnh mỗi cột. + Detail: nằm phần đầu trang và chân trang, xác định chi tiết việc hiển thị dữ liệu từ các bản ghi. + Page Footer: xuất hiện ở đáy mọi trang của báo cáo; hiển thị số thứ tự trang trên tổng số trang và ngày tháng. + Report Footer: xuất hiện trong trang cuối của báo cáo và hiển thị thông tin tóm tắt. b) Các phần tử trong thân báo cáo - Mỗi thành phần gồm nhiều phần tử nhỏ hơn. Mỗi phần tử là một hộp hình chữ nhật, gọi là điều khiển (control). - Có hai loại phần tử nhìn giống nhau nhưng khác nhau về bản chất. + Hộp dữ liệu được kết buộc với các trường dữ liệu từ bảng hay truy vấn cơ sở và được cập nhật bằng dữ liệu mới nhất khi chạy báo cáo. Hộp dữ liệu lấy dữ liệu từ trường nào thì tên của trường đó hiển thị bên trong hộp. Không được thay đổi tên này. + Nhãn tên trường chỉ nhãn tên, không kết buộc với dữ liệu. Theo mặc định các nhãn tên trường được gán theo cột dữ liệu. Do đó, nên đặt tên cho phù hợp, dễ hiểu khi thiết kế bảng. Có thể sử đổi nhãn tên, đặt tên mới nếu muốn. - Thao tác sửa đổi nhãn tên: Nháy đúp chuột vào nhãn tên; con trỏ soạn thảo xuất hiện; gõ nhập tên mới. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu
- Mục tiêu: HS trình bày được các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu.
- Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục 2, quan sát Hình 3 tr.162 - 163 SGK, thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Sản phẩm học tập: Các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc hiểu mục 2, quan sát Hình 3 tr.162 - 163 SGK và trả lời câu hỏi sau: Quan sát Hình 3, trình bày các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu. - GV chú ý HS phân biệt hộp dữ liệu và nhãn tên trường. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm đôi, đọc hiểu mục 2, quan sát Hình 3 tr.162 - 163 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV đại diện 1 - 2 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV chuyển sang hoạt động tiếp theo. | 2. Các thành phần và các phần tử trong biểu mẫu a) Các thành phần trong biểu mẫu Dưới khung nhìn thiết kế, biểu mẫu chia thành ba phần: - Đầu biểu mẫu (Form Header): hiển thị tiêu đề của biểu mẫu. Có thể thêm logo của tổ chức, hình trang trí tiêu đề ở đây. - Chân biểu mẫu (Form Footer): phần tùy chọn ở cuối trang biểu mẫu, thường có nội dung để in ra, ví dụ là ngày tháng, người thực hiện,... - Phần chi tiết (Detail) là thân biểu mẫu.
b) Các phần tử trong thân biểu mẫu - Các phần của biểu mẫu chứa nhiều phần tử nhỏ hơn là các điều khiển (control) và cũng có hai loại là hộp dữ liệu và nhãn tên trường. - Thân biểu mẫu chứa nội dung chính. - Một trường trong bản ghi sẽ ứng với một cặp phần tử, gồm nhãn tên trường và hộp dữ liệu. - Dữ liệu gõ nhập vào hộp sẽ được cập nhật vào CSDL và hiển thị trở lại khi ta xem dữ liệu. - Nhãn tên trường có thể thay đổi mà không ảnh hưởng đến chức năng của biểu mẫu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác