Soạn giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều chủ đề EICT Bài 5: Chỉnh sửa video trên Animiz
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học ứng dụng 11 chủ đề EICT Bài 5: Chỉnh sửa video trên Animiz - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5. CHỈNH SỬA VIDEO TRÊN ANIMIZ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Sử dụng được một số công cụ cơ bản chỉnh sửa video: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
- Biên tập được đoạn video phục vụ học tập, giải trí.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế, dùng những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Sau khi xem đoạn video đã tạo ở phần thực hành Bài 4, em hãy liệt kê những thay đổi mà mình muốn và giải thích vì sao.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên những hiểu biết của bản thân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.
- GV ghi nhận tất cả các câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy phần mềm Animiz có những chức năng chỉnh sửa video như thế nào? Chúng ta hãy cùng vào - Bài 5. Chỉnh sửa video trên Animiz.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Công việc chỉnh sửa video
- Mục tiêu: Xác định được mục tiêu của công việc chỉnh sửa video.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 1 SGK trang 112; thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Công việc chỉnh sửa video.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV có thể lấy một video ví dụ nêu các chỉnh sửa cho các đối tượng trong video (Video này nên có cả đối tượng hình ảnh và âm thanh). - Trên cơ sở ví dụ vừa quan sát, GV yêu cầu HS khái quát mục tiêu của việc chỉnh sửa video. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 112, quan sát ví dụ và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS giơ tay trả lời câu hỏi. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV kết luận và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Công việc chỉnh sửa video - Việc điều chỉnh và sắp xếp lại các cảnh và đối tượng trong video được gọi là biên tập hay chỉnh sửa video. - Các mục tiêu chỉnh sửa video + Xóa hình ảnh hoặc âm thanh. + Chọn hình ảnh, âm thanh tốt nhất. + Tạo câu chuyện. + Tạo sự hấp dẫn và cảm xúc. |
Hoạt động 2: Chỉnh sửa hình ảnh
- Mục tiêu: Sử dụng được công cụ chỉnh sửa hình ảnh.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 112 - 114; thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Các thao tác chỉnh sửa hình ảnh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 2 tr.112 - 114 SGK, trả lời câu hỏi: Trình bày các thao tác chỉnh sửa hình ảnh trên Animiz. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 112 - 114 và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS giơ tay trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Chỉnh sửa hình ảnh Các hiệu chỉnh hình ảnh được thực hiện trên khung Timeline: - Thêm ảnh: thực hiện như bước nhập ảnh, xuất hiện ở dòng đầu tiên trong khung Timeline. - Xóa ảnh: chọn ảnh cần xóa, nháy chuột phải và chọn Delete object (hoặc chọn biểu tượng thùng rác sở cuối khung Timeline). - Thay đổi thứ tự ảnh: chọn ảnh cần di chuyển, nhấn nút mũi tên xuống hoặc lên ở cuối khung Timeline để di chuyển đến vị trí mong muốn. - Thay đổi thời gian xuất hiện ảnh: + Thay đổi cả khung thời gian của ảnh: Nháy chuột vào vùng giữa hiệu ứng xuất hiện và hiệu ứng biến mất, kéo và thả đến vị trí mong muốn. + Thay đổi khung thời gian cho hiệu ứng của ảnh: Chọn hiệu ứng của ảnh và kéo thả đến vị trí mong muốn. - Thay đổi hiệu ứng của ảnh: Chọn hiệu ứng muốn thay đổi, nháy chuột phải và chọn Replace animation, chọn hiệu ứng thay thế, chọn OK. - Thêm hiệu ứng xuất hiện: chọn nút , chọn hiệu ứng, chọn OK. - Xóa hiệu ứng: nháy chuột phải vào hiệu ứng muốn xóa, chọn Delete animation. Lưu ý: Với mỗi ảnh có thể thêm nhiều hiệu ứng xuất hiện, hiệu ứng được thêm sẽ xuất hiện ở bên phải hiệu ứng trước đó. Nhưng chỉ có một hiệu ứng biến mất với mỗi ảnh. |
Hoạt động 3: Chỉnh sửa âm thanh
- Mục tiêu: Sử dụng được công cụ chỉnh sửa âm thanh.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 114; thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Chỉnh sửa âm thanh.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 3 tr. 114 SGK, trả lời câu hỏi: Trình bày các thao tác chỉnh sửa âm thanh trên Animiz. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 114 và thực hiện nhiệm vụ. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS giơ tay trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 3. Chỉnh sửa âm thanh - Âm thanh trong video thường là nhạc nền hoặc lời thuyết minh. - Khi được đưa vào tệp dự án phim thì âm thanh sẽ ở dạng tệp audio. - Để thực hiện biên tập âm thanh, nháy đúp chuột vào tệp âm thanh, xuất hiện cửa sổ Audio editor. + Chia tệp âm thanh thành nhiều đoạn: nháy chuột tại vị trí muốn cắt, chọn Split. + Cắt bỏ một phần tệp âm thanh: chọn đoạn muốn xóa, chọn Delete hoặc nháy chuột tại vị trí bắt đầu xóa, kéo thả chuột đến vị trí cuối cần xóa, chọn Delete, chọn OK. + Nếu muốn khôi phục lại, chọn Undo. + Ghép các đoạn âm thanh: kéo thả các đoạn sao cho chúng xếp liền với nhau. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác