Soạn giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều chủ đề F Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học ứng dụng 11 chủ đề F Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: QUAN HỆ GIỮA CÁC BẢNG VÀ KHÓA NGOÀI TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ.
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Diễn đạt được khái niệm khóa ngoài của một bảng và mối liên kết giữa các bảng. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh hoạ.
- Giải thích được ràng buộc khoá ngoài là gì.
- Biết được các phần mềm quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát các cập nhật dữ liệu để đảm bảo ràng buộc khoá ngoài.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
- Hiểu và tính toán thành thạo được một vài thông số kĩ thuật của các thiết bị số thông minh thông dụng.
- Phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Để quản lí sách, người đọc và việc mượn/trả sách của một thư viện (TV) trường học, bạn Anh Thư dự định chỉ dùng một bảng như mẫu ở Hình 1. Theo em, trong trường hợp cụ thể này, việc đưa tắt cả dữ liệu cần quản lí vào trong một bảng như Anh Thư thực hiện có ưu điểm và nhược điểm gì?
Gợi ý: Xét một số trường hợp sau:
1) Một học sinh mượn sách nhiều lần, mỗi lần mượn nhiều quyền sách
2) Cần bổ sung dữ liệu về số sách mới mua của thư viện.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các phương tiện lưu trữ của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thiết kế và quản lý dữ liệu. Hiểu rõ và ứng dụng tốt hai khái niệm này giúp ta xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu hiệu quả, bảo mật và dễ dàng truy xuất thông tin– Bài 3: Quan hệ giữa các bảng và khóa ngoài trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính dư thừa dữ liệu
- Mục tiêu: Diễn đạt được khái niệm khóa ngoài của một bảng và mối liên kết giữa các bảng. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh hoạ.
- Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu trang 57, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: HS hiểu được khái niệm dư thừa dữ liệu.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK trang 57. a) Dư thừa dữ liệu có thể dẫn đến dữ liệu không nhất quán khi cập nhật. - GV giảng: Sự dư thừa dữ liệu dẫn đến việc không cập nhật được hoặc không nhất quán dữ liệu. Vì thế nên xuất hiện vấn đề là cần thiết kế các bảng sao cho giảm được tính dư thừa dữ liệu mà vẫn chứa được đầy đủ thông tin, đáp ứng các bài toán quản lí. b) CSDL cần được thiết kế để tránh dư thừa dữ liệu - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ SGK trang 58, quan sát hình 2, trả lời câu hỏi: + Dùng ba bảng có còn khó khăn khi cập nhật không? Có giảm bớt được sự không nhất quán, sai lầm (có thể xảy ra) khi cập nhật dữ liệu không? + Dùng ba bảng có lưu trữ được đầy đủ thông tin cần thiết (mà phương án 1 lưu trữ trong một bảng) không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu khái niệm dư thừa dữ liệu. - HS thảo luận cặp đôi để thảo luận hình thành kiến thức SGK trang 57. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một HS trình bày thế nào là dư thừa dữ liệu và nhu cầu thiết kế CSDL để tránh dư thừa dữ liệu. - HS xung phong phát biểu, trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tính dư thừa dữ liệu a) Dư thừa dữ liệu có thể dẫn đến dữ liệu không nhất quán khi cập nhật. Đa số bài toán quản lí cần dùng nhiều hơn một bảng dữ liệu. Nếu chỉ dùng một bảng thì rất có thể dẫn đến tình trạng dư thừa dữ liệu. Ví dụ, trường hợp nêu ở phần khởi động, giả sử học sinh có số thẻ TV “HS-002” tên là “Lê Bình” sinh ngày “02/3/2007”, học lớp “11A1” đã có 68 lần mượn sách. Như vậy, bộ giá trị (*HS-002”, “Lê Bình”, “02/3/2007”, “11A 17) phải xuất hiện 68 lần (trên 68 bản ghi của bảng). Tình trạng dư thừa dữ liệu có thể dẫn đền sai lầm, không nhất quán về dữ liệu. b) CSDL cần được thiết kế để tránh dư thừa dữ liệu Dư thừa dữ liệu gây tốn nhiều vùng nhớ lưu trữ không cần thiết và dữ liệu có thể không nhất quán (dữ liệu bị mâu thuẫn) khi cập nhật dữ liệu. Để tránh những nhược điểm do dư thừa dữ liệu gây ra, CSDL quan hệ thường được thiết kế gồm một số bảng, có bảng chứa dữ liệu về riêng một đồi tượng (cá thể) cần quản lí, có bảng chứa dữ liệu về những sự kiện liên quan đến các đối tượng được quản lí. |
Hoạt động 2: Liên kết giữa các bảng và khóa ngoài.
- Mục tiêu: Diễn đạt được khái niệm khóa ngoài của một bảng và mối liên kết giữa các bảng. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh hoạ.
- Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu trang 58-59, đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: HS hiểu được khái niệm khóa ngoài của một bảng và mối liên kết giữa các bảng.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục 2 SGK trang 58-59 quan sát hình 2 để nêu ví dụ về Liên kết giữa các bảng và khóa ngoài. - GV yêu cầu HS xác định khóa của mỗi bảng. - GV diễn giải ví dụ SGK trang 59 để HS nhận thấy sự tham chiếu từ bảng này sang bảng khác trên các ví dụ. Sau đó GV yêu cầu HS nêu khái niệm khóa ngoài của một bảng. + Khóa ngoài của bảng A đối với bảng B là tập hợp các trường của bảng A có vai trò là khóa của bảng B. + Một bản ghi ở bảng A có dữ liệu được giải thích cụ thể hơn ở bảng B, ta nói bản ghi này là tham chiếu đến một giải thích ở bảng B. Dữ liệu cần giải thích đó phải là giá trị của khóa ngoài của bảng A đối với bảng B để nó là giá trị khóa trong bảng B (bản ghi duy nhất được tham chiếu). + Khóa ngoài của bảng A đối với bảng B cũng có thể là khóa trong bảng A. - GV nhấn mạnh: Như vậy các bảng liên kết với nhau dựa trên cặp khóa chính- khóa ngoài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu liên kết giữa các bảng và nêu khái niệm khóa ngoài. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một HS nêu khái niệm khóa ngoài. - HS xung phong phát biểu, trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Liên kết giữa các bảng và khóa ngoài. Khóa ngoài của một bảng là một trường (hay một số trường) của bảng này và đồng thời là khóa của một bảng khác. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác