Soạn giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều chủ đề D Bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Tin học ứng dụng 11 chủ đề D Bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

PHÒNG TRÁNH LỪA ĐẢO VÀ ỨNG XỬ VĂN HÓA TRÊN MẠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biện pháp phòng tránh.
  • Giao tiếp được trên mạng qua email, chat, mạng xã hội... và trong môi trường số một cách văn minh, phù hợp với văn hoá ứng xử.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
  • Hiểu và tính toán thành thạo được một vài thông số kĩ thuật của các thiết bị số thông minh thông dụng.
  1. Phẩm chất:
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Theo em, lừa đảo trên không gian mạng dễ gặp hay hiếm thấy? Dễ tránh hay khó tránh? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các phương tiện lưu trữ của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi. 

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bằng việc phòng tránh lừa đảo và thể hiện ứng xử văn hóa trên mạng, chúng ta có thể bảo vệ bản thân và giữ gìn sự tôn trọng và đáng tin cậy trong cộng đồng trực tuyến. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lừa đảo qua mạng

  1. Mục tiêu: Nêu được một số dạng lừa đảo phổ biến trên mạng và những biện pháp phòng tránh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 1 SGK trang 42, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và hiểu được khái niệm lưu trữ trực tuyến, 
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a) Một số dạng lừa đảo

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 42:

Em hãy sử dụng máy tìm kiếm để tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biền trên mạng” và trả lời các câu hỏi sau:

1) Số kết quả trả về là nhiều hay ít?

2) Có thể tính được có bao nhiêu dạng lửa đảo hay không?

- GV yêu cầu HS đọc mục 1a) SGK trang 42.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu một số ví dụ về lừa đảo thường gặp.

- GV bổ sung thêm những ví dụ khác mang tính chất tinh vi hơn.

-GV kết luận: Lừa đảo có rất nhiều dạng, không gian mạng với các phương tiện truyền thông số thậm chí còn làm cho lừa đảo dễ thực hiện hơn, dễ thành công vì số “con mồi” tiềm năng tăng lên đáng kể.

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

- GV yêu cầu HS đọc mục 1b) SGK trang 43.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu lên những dấu hiệu lừa đảo thường gặp.

-GV kết luận: Tóm lại, thủ đoạn phổ biến của kẻ lừa đảo là dùng món lợi làm mồi câu và thúc giục nạn nhân hành động nhanh mới kịp hưởng lợi. Lời khuyên: cần cảnh giác, không vội vàng hành động khi thấy trước mắt có món lợi dễ kiếm.

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- GV yêu cầu HS đọc mục 1c) SGK trang 44.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu các nguyên tắc hạn chế thiệt hại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi để thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 42.

- HS tìm hiểu các dạng lừa đảo, các dấu hiệu lừa đảo, lời khuyên phòng ngừa và các nguyên tắc để hạn chế thiệt hại.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1.

- HS xung phong phát biểu, trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Lừa đảo qua mạng

a) Một số dạng lừa đảo

- Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển.

- Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả.

- Lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân.

Hoạt động 1:

Sử dụng máy tìm kiếm tìm cụm từ “dạng lừa đảo phổ biến trên mạng cho thấy:

1. Số kết quả trả về là rất nhiều.

2. Có thể liệt kê ra một số dạng lừa đảo sau:

- Lừa đảo trúng thưởng, tặng quà để lấy tiền phí vận chuyển.

- Lừa đảo chiếm tiền đặt cọc hoặc bán hàng giả.

- Lửa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân.

b) Dấu hiệu lừa đảo và lời khuyên phòng ngừa

- phishing: lừa đảo để lấy cắp thông tin cá nhân bằng các trang web giả.

- Một số dấu hiệu: các lỗi chính tả, ngữ pháp; tên miền không khớp; email, tin nhắn từ người lạ, các xưng hô chung chung,..

c) Nguyên tắc để hạn chế thiệt hại

- Lập tức thay đồi mật khẩu cho những tài khoản giao tiếp qua mạng bị ảnh hưởng. Cần thiết lập xác minh hai bước cho những tài khoản quan trọng.

 - Nếu tài khoản bị ảnh hưởng có liên quan đến nhà trường hay một cơ quan, tổ chức, cần thông báo ngay cho người có trách nhiệm.

- Nếu đã lỡ chia sẻ thông tin về thẻ tín dụng, tài khoản cá nhân, hãy báo ngay cho ngân hàng biết.

- Nếu đã bị thiệt hại, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Tin học ứng dụng 11 cánh diều chủ đề D Bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng, Tải giáo án trọn bộ Tin học ứng dụng 11 cánh diều, Giáo án word Tin học ứng dụng 11 cánh diều chủ đề D Bài Phòng tránh lừa đảo và ứng xử văn hóa trên mạng

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU