Soạn giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 Bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ 5: CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT VÀ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN SINH HỌC CƠ THỂ

BÀI 23. CƠ THỂ LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

I . MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể. Từ đó chứng minh được cơ thể là một hệ thống mở tự điều chỉnh.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng

- Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chứng minh được cơ thể là hệ thống mở tự điều chỉnh.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể và mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.

- Các hình 23.1 – 23.4 SGK.

- Video về cách thực vật duy trì cân bằng nội môi: https://study.com/learn/lesson/homeostasis-plants-overview-regulation-examples.html

  1. Đối với học sinh

- SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.152 SGK: Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi Khởi động.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- GV mời 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Khi cầu thủ chơi bóng đá, có sự phối hợp hoạt động những cơ quan, hệ cơ quan như hệ cơ, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần kinh trong cơ thể. Mỗi cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể thực hiện các chức năng cụ thể của cơ thể. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng phối hợp hoạt động.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

⮚  GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Nhờ sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể mà sinh vật có thể tồn tại và thích nghi dưới tác động của môi trường sống. Vậy mối quan hệ đó diễn ra như thế nào? Cơ thể có những cơ chế nào để thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu– Bài 23. Cơ thể là một thể thống nhất.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật.
  2. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS hoạt động cặp đôi đọc thông tin mục I, quan sát hình 23.2, 23.3 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể.
  4. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS đọc thông tin mục I, quan sát hình 23.2, 23.3, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau:

Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 23.2, 23.3 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện 1 - 2 HS trả lời.

- HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể

1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật

- Các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau.

- Tương quan giữa các hormone thực vật điều tiết mối liên hệ giữa các quá trình sinh lí cũng như các hoạt động sinh trưởng, phát triển của các cơ quan, cơ thể.

Ví dụ: Trong quá trình quang hợp, lá cây thu nhận ánh sáng mặt trời và CO2 từ không khí, còn hệ rễ hút nước và các chất khoáng từ đất. Quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật có mối quan hệ chặt chẽ. Chính sản phẩm của quang hợp (chất hữu cơ và O2) lại là nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào. CO2 và H2O tạo ra trong hô hấp tế bào lại được dùng cho quang hợp, Nhờ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng mà cơ thể thực vật sinh trưởng, phát triển, sinh sản và đáp ứng với môi trường.

- Khi một quá trình sinh lí tại một cơ quan nào đó bị rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí khác, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể.

Ví dụ: Khi cây không được cung cấp đủ nước, áp suất thẩm thấu trong các tế bào rễ tăng lên, lượng nước vận chuyển lên cơ quan phía trên giảm, dẫn tới khí khổng đóng làm quá trình thoát hơi nước ở lá bị suy giảm, kéo theo sự hấp thụ CO2 giảm xuống, hoạt động quang hợp bị ảnh hưởng. Đồng thời, hàm lượng nước trong tế bào giảm xuống ảnh hưởng tới trạng thái keo cũng như hoạt độ enzyme. Cây bị thiếu nước kéo dài sẽ giảm sinh trưởng, phát triển, thậm chí có thể bị chết.

2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật

- Các cơ quan, hệ cơ quan, quá trình sinh lí trong cơ thể động vật cũng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau và chịu sự điều khiển, điều hòa, phối hợp hoạt động bởi hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Ví dụ: Khi chạy, sút bóng, hệ vận động hoạt động mạnh nên tế bào cơ tăng sử dụng O2, tăng thải CO2, tăng sinh nhiệt → tác động lên các thụ thể và kích thích các trung khi điều hòa tim mạch, hô hấp, thân nhiệt ở trung ương thần kinh, làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng bài tiết mồ hôi…

- Khi một cơ quan nào đó bị rối loạn hoạt động sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan khác, từ đó ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, sự sinh trưởng, phát triển của toàn bộ cơ thể.

Ví dụ: Nếu bị hở van tim giữa tâm nhĩ và tâm thất bên trái (hở van hai lá) sẽ làm giảm khả năng cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó tác động đến cơ chế điều hòa thần kinh làm tăng nhịp tim, tăng nhịp hô hấp, giảm hoạt động bài tiết nước tiểu, giảm hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm khả năng sinh trưởng của cơ thể.

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 23 Cơ thể là một thể thống nhất, Tải giáo án trọn bộ Sinh học 11 cánh diều, Giáo án word Sinh học 11 cánh diều Bài 23 Cơ thể là một thể thống nhất

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU