Soạn giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 17. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn.
  • Thực hành, quan sát được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây; tính tuổi cây.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
    • Phân tích được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
    • Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn
  • Năng lực thực hành sinh học: Thực hành, quan sát được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây; tính tuổi cây.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 17.1 – 17.4 SGK.
  • Video về cách sử dụng chất điều hòa sinh trưởng: https://www.youtube.com/watch?v=rnd6BcpfAFA (0:40 - 10:24).
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời

+ Nhân tố bên trong: tuổi của cây, hormone…

+ Yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ, nước…

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận câu trả lời của HS.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Các nhân tố này ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

  1. a) Mục tiêu: Phân tích được ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, đọc SGK trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi về một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 1 tr.113:

1. Thực vật có sinh trưởng, phát triển cùng tốc độ ở các môi trường khác nhau không?

2. (Luyện tập 1 tr.113) Nêu ví dụ môi yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS đọc SGK, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

 

I. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Nước: là yếu tố cần thiết và ảnh hưởng lên tất cả các quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển của thực vật.

Ví dụ: Khi bị hạn, chiều cao cây và kích thước lá của cây ngô giảm so với cây ngô không bị hạn.

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau.

Ví dụ: Những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải…) thích hợp với điều kiện lạnh.

- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Thời gian chiếu sáng dài hay ngắn có thể tác động tới cảm ứng ra hoa ở thực vật. Ánh sáng đỏ kích thích sự nảy mầm của hạt, sinh trưởng thân, lá và ra hoa. Ánh sáng xanh gây giảm sinh trưởng thân, lá.

Ví dụ: Thắp đèn ruộng hoa cúc

- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp, do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, gây nên biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá…).

Ví dụ: Thiếu Nitrogen cây còi cọc, vàng lá

- Hormone ngoại sinh hoặc chất điều hòa sinh trưởng: Bổ sung hormone hoặc chất điều hòa sinh trưởng làm thay đổi tương quan hormone trong cây, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của cây theo hướng hormone ưu thế.

Ví dụ: Phun gibberellin thúc đẩy sự ra hoa ở cây phong lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. Lấy được ví dụ minh hoa.
  2. b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình 17.2 - 17.3 thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1. Các nhân tố bên trong: HS quan sát hình 17.2, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

- Nhiệm vụ 2. Các nhân tố bên ngoài: HS hoạt động theo kĩ thuật Think - Pair - Share, quan sát hình 17.2 và 17.3, trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi liên quan đến các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

* Nhiệm vụ 1. Các nhân tố bên trong

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 17.2, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:

1. (Câu hỏi 2 tr.114) Quan sát hình 17.2, cho biết yếu tố nào chi phối sự ra hoa ở thực vật.

2. Nêu các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật có hoa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 17.2, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

II. Các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa

- Sự ra hoa, cũng như các quá trình phát triển khác, chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

1. Các nhân tố bên trong

a) Tuổi của cây

- Tùy vào giống và loài, cây đến độ tuổi xác định sẽ ra hoa.

Ví dụ: Cá chua ra hoa khi có 14 lá

Tre 60 năm ra hoa

b) Tương quan dinh dưỡng

- Tương quan các hợp chất carbohydrate (C) và các hợp chất chứa nitrogen (N) trong cây chi phối sự chuyển từ pha phát triển sinh dưỡng dang pha phát triển sinh sản.

- Tỉ lệ: C/N lớn → cây ra hoa.

Ví dụ: Tỉ lệ C/N > 20 → cây lan Hồ Điệp ra hoa

c) Tương quan hormone

- Tương quan hormone chi phối sự ra hoa ở thực vật.

Ví dụ: Gibbrelin giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Sinh học 11 cánh diều bài Bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật, Tải giáo án trọn bộ Sinh học 11 cánh diều, Giáo án word Sinh học 11 cánh diều Bài 17 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU