Soạn giáo án Sinh học 11 cánh diều Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Sinh học 11 Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 19. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
  • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
    • Vận dụng được hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
    • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 19.1 - 19.3 SGK.
  • Phiếu học tập: Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Video về một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn: https://youtu.be/zLX22RydHFM.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm lí hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học; tạo mâu thuẫn nhận thức giữa các vấn đề đã biết trong thực tiễn (biện pháp nâng cao năng suất sử dụng trong chăn nuôi) và nội dung học tập của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ, HS tham gia trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ và liên hệ kiến thức bài mới.
  4. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ với 7 câu hỏi như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi hàng ngang:

Câu 1: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, giai đoạn diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra được gọi là gì?

Câu 2: Điền vào chỗ chấm: “Trứng thụ tính thành hợp tử, hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành …”

Câu 3: Em bé mới sinh nặng 2,3 kg; sau 6 tháng cân nặng của em bé là 7kg. Đây là dấu hiệu chứng tỏ quá trình gì?

Câu 4: Chế độ dinh dưỡng, vận động… ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì được gọi chung là gì?

Câu 5. Chọn đáp án đúng: Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của …

  1. loài. B. chi. C. bộ                     D. lớp.

Câu 6. Giai đoạn dậy thì ở nữ có những thay đổi như trứng chín và rụng, tăng tiết hormone sinh dục nữ, xuất hiện kinh nguyệt… Còn ở nam: tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng, tăng tiết hormone sinh dục nam, bắt đầu xuất tinh và có hiện tượng mộng tinh. Cho biết những hiện tượng trên là những thay đổi về phương diện nào ở tuổi dậy thì?

Câu 7. Trong quá trình phát triển, con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác hoặc gần giống so với con trưởng thành, trải qua nhiều biến đổi (lột xác) mới trở thành con trưởng thành, ví dụ như ếch, gián… Đây là hình thức phát triển gì ở động vật?

Từ khóa hàng dọc: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cơ thể ở giai đoạn dậy thì có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
  • GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời

Câu hỏi hàng ngang:

Câu 1: Hậu phôi.

Câu 2: Phôi.

Câu 3: Sinh trưởng.

Câu 4: Môi trường.

Câu 5: A. loài.

Câu 6: Sinh lí.

Câu 7: Biến thái.

Từ khóa hàng dọc: Hormone.

 

 

 

 

 

H

A

U

P

H

O

I

 

 

 

 

 

P

H

O

I

 

 

 

 

 

 

 

S

I

N

H

T

R

U

O

N

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M

O

I

T

R

U

O

N

G

 

 

 

 

L

O

A

I

 

 

 

 

 

 

 

 

S

I

N

H

L

I

 

 

 

 

 

 

 

 

B

I

E

N

T

H

A

I

 

 

 

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận câu trả lời của HS.

 GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Ở bài trước, chúng ta đã biết trong giai đoạn dậy thì cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí do lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các loại hormone ngoài hormone sinh dục và các nhân tố bên trong khác như yếu tố di truyền, giới tính đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật. Đồng thời, con người đã vận dụng kiến thức về các nhân tố này trong sản xuất và đời sống như thế nào? Để tìm ra câu trả cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 19. Các nhân tố ảnh hưởng đế sinh trưởng và phát triển ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.

  1. b) Nội dung: HS đọc thông tin, quan sát hình 19.1 và 19.2 mục I tr.125 - 127 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành Phiếu học tập.
  2. c) Sản phẩm: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 19.1 và 19.2, yêu cầu HS làm việc nhóm (4 - 5 HS) hoàn thành Phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm, quan sát hình 19.1 và 19.2, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết, chốt kiến thức và dẫn dắt HS sang nhiệm vụ mới.

I. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Di truyền

- Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài.

VD: Lợn Đại Bạch trưởng thành có thể đạt khối lượng lên đến 200kg trong khi lợn Ỉ chỉ khoảng 50kg.

    Lợn Đại Bạch                     Lợn Ỉ

      

- Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn; tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.

VD: Ở gia súc, gene Booroola có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và chất lượng thịt.

- Cơ chế điều khiển của hệ gene: các yếu tố phiên mã đặc hiệu → quyết định vị trí và thời điểm biểu hiện gene → điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật từ giai đoạn phôi thai.

2. Giới tính

- Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng, phát triển giữa giới đực và giới cái không giống nhau do có sự khác biệt về hormone.

VD: Ở người, trong giai đoạn dậy thì, do ảnh hưởng của hormone sinh dục nên chiều cao của nam tăng nhiều hơn so với nữ.

- Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như thành phần các loại mô giữa giới đực và giới cái dẫn đến sự khác nhau khác nhau về kích thước.

VD: Gà mía trưởng thành

      Gà trống                             Gà mái

nặng 3,5 - 4 kg                   nặng 2,5 - 3 kg

 Gà mái có tỉ lệ mỡ cao hơn so với gà trống.

3. Hormone

Các hormone điều hòa sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm:

- Ở động vật không xương sống: juvenile, ecdysteroid.

- Ở động vật có xương sống: GH, thyroxine, testosterone, estrogen.

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Sinh học 11 cánh diều bài Bài 19 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, Tải giáo án trọn bộ Sinh học 11 cánh diều, Giáo án word Sinh học 11 cánh diều Bài 19 Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CÁNH DIỀU