Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề G Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề G Bài: Nghề quản trị cơ sở dữ liệu - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ G. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC
GIỚI THIỆU NGHỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
NGHỀ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề quản trị CSDL: các công việc chính; yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; các ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo; nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai.
- Tự tìm kiếm và khai thác được thông tin hướng nghiệp (qua các chương trình đào tạo, thông báo tuyển dụng nhân lực…) về một vài ngành nghề liên quan khác trong lĩnh vực tin học.
- Giao lưu được với bạn bè qua các kênh truyền thông số để tham khảo và trao đổi ý kiến về những thông tin trên.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế, dùng những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Em đã được giới thiệu về hệ quản trị CSDL, đã thực hành tạo lập CSDL và khai thác thông tin trong CSDL cho một bài toán quản lí nhỏ. Em hãy thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
- Quản trị CSDL là gì và nhằm mục đích gì?
- Em có muốn trở thành nhà quản trị CSDL hay không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên những hiểu biết của bản thân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
Gợi ý trả lời:
+ Quản trị CSDL là để đảm bảo việc khai thác thông tin trong CSDL phục vụ mọi hoạt động thường ngày tổ chức, doanh nghiệp và chuẩn bị để ứng phó tốt nhất với các sự cố có thể xảy ra đối với CSDL.
+ Người làm việc quản trị CSDL gọi là nhà quản trị CSDL.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vậy nhà quản trị CSDL có nhiệm vụ gì? Để trở thành một nhà quản trị CSDL cần có những yêu cầu gì và cơ sở nào đào tạo để trở thành một nhà quản trị CSDL?. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài nghề quản trị cơ sở dữ liệu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Mục tiêu: Biết được các công việc chính của nghề quản trị CSDL.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 84, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Sản phẩm học tập: Công việc chính của nhà quản trị CSDL.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt vấn đề, nhấn mạnh cho HS về vai trò của CSDL trong tất cả các hệ thống: Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, bất kì tổ chức hay công ty dù quy mô nhỏ, vừa hay lớn đều sử dụng hệ thống thông tin dựa trên CSDL để hỗ trợ hoạt động của mình. Một hệ thống CSDL tốt sẽ tạo thuận lợi cho tổ chức có thể quản lí, vận hành và giám sát các hoạt động một cách hiệu quả và mang lại tiến bộ nhanh chóng cho tổ chức. - Từ đó dẫn dắt sang vai trò và công việc chính của nhà quản trị CSDL, GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 - 6 HS). - GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin mục 1 tr.84 - 85 SGK, quan sát Hình 1 và thảo luận trả lời câu hỏi: 1. Trình bày các nhiệm vụ chính mà nhà quản trị CSDL cần phải làm. 2. (Câu hỏi Hoạt động tr.85) Hãy nêu một vài sự cố có thể xảy ra để chứng tỏ rằng cần phải sao lưu CSDL. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 84 - 85, thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động tr.85 SGK: + Một vài sự cố có thể xảy ra đối với CSDL: ngắt điện đột ngột, virus xâm nhập, do các thảm họa như bão, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn… → Việc sao lưu CSDL thường xuyên là điều cần thiết. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 1. Các công việc chính của nhà quản trị CSDL a) Đảm bảo an toàn dữ liệu và xác thực quyền truy cập - Nhà quản trị CSDL thực hiện: + Cấp quyền và kiểm soát truy cập CSDL cho các đối tượng người dùng. + Phát triển các biện pháp bảo mật CSDL, đảm bảo dữ liệu đến từ các nguồn đáng tin cậy. → Đặc biệt cần coi trọng vấn đề bảo mật dữ liệu. b) Giám sát hiệu suất và điều chỉnh CSDL - Nhà quản trị CSDL cần xác định nguyên nhân làm giảm hiệu suất xử lí của hệ thống để khắc phục như: + Thay đổi các thông số thiết lập trong phần mềm. + Thay phần cứng có cấu hình mạnh hơn. + Điều chỉnh các tham số CSDL. c) Lập kế hoạch phát triển CSDL - Nhà quản trị CSDL cần cập nhập định kì nhu cầu mới về khai thác dữ liệu trong CSDL → đề xuất mở rộng, nâng cấp các khả năng đáp ứng trong CSDL. - Nhà quản trị CSDL cần thường xuyên cập nhật xu thể phát triển CSDL → có những dự báo tương lai về: không gian lưu trữ, công suất sử dụng CSDL. d) Sao lưu, phục hồi và khắc phục sự cố - Nhà quản trị CSDL cần có khả năng phán đoán sự cố, nhanh chóng khắc phục các sự cố, khôi phục dữ liệu để giảm thiệt hại, đưa các hoạt động sớm trở lại bình thường. → Nhà quản trị có trách nhiệm thực hiện sao lưu hệ thống thường xuyên. e) Cài đặt và bảo trì phần mềm CSDL - Nhà quản trị CSDL cài đặt phần mềm CSDL, thực hiện bảo trì, cập nhật và vá lỗi → góp phần quan trọng đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của tổ chức.
|
Hoạt động 2: Yêu cầu của nghề quản trị CSDL
- Mục tiêu: Biết được yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nghề quản trị CSDL.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 85 – 86; thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của nghề quản trị CSDL.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu về các chuyên ngành cụ thể sử dụng các kĩ năng quản trị CSDL: ➢ DBA hệ thống: Tập trung vào các khía cạnh vật lí và kĩ thuật của quản lí CSDL → giữ hệ thống hoạt động trơn tru, hiệu quả và không có lỗi. + Trách nhiệm chính là đảm bảo dữ liệu được bảo mật và tránh mất mát dữ liệu. + Tác vụ khác: cập nhật quyền, cài đặt các bản nâng cấp và bản vá để sửa lỗi chương trình phần mềm. → Các DBA hệ thống chịu trách nhiệm cho các ứng dụng trên các hệ thống khác nhau, hợp nhất CSDL cũ vào CSDL mới và thực hiện, thử nghiệm các sửa đổi về cấu trúc CSDL khi cần. ➢ DBA ứng dụng: là những DBA hệ thống có kinh nghiệm với các kĩ năng chuyên biệt cho một ứng dụng hoặc tập hợp ứng dụng cụ thể (như thiết kế CSDL). - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc mục 2 SGK, trả lời câu hỏi: Cho biết để trở thành một nhà quản trị CSDL cần có những kiến thức và kĩ năng cơ bản nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe, đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 85 – 86 và thực hiện nhiệm vụ GV giao. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS giơ tay trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả trả lời của HS. - GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV mở rộng: Giống như nhiều ngành nghề, muốn trở thành nhà quản trị CSDL cần được đào tạo bài bản trong các trường đào tạo ngành cử nhân về khoa học thông tin hoặc khoa học máy tính và các chứng chỉ của nhà cung cấp phần mềm cũng như kinh nghiệm. Từ đó, dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | 2. Yêu cầu của nghề quản trị CSDL ➢ Về kiến thức - Kiến thức vững chắc về CSDL, ngôn ngữ truy vấn CSDL như SOL, Oracle SQL và DB2 của IBM. - Kiến thức về hệ điều hành (UNIX, LINUX, Windows), phần cứng và mạng. - Hiểu biết về các ứng dụng liên quan đến CSDL mà mình quản trị. ➢ Về kĩ năng - Phân tích dữ liệu: + Phân tích các tập dữ liệu, trích xuất ra thông tin hữu ích cho tổ chức và khách hàng. + Cung cấp thông tin chi tiết về các cải tiến hệ thống, ra quyết định. - Giao tiếp: + Giám sát và làm việc nhóm với các chuyên viên công nghệ thông tin. + Giao tiếp với người quản lí điều hành, nhà cung cấp và các chuyên gia công nghệ tại các tổ chức khác. - Giải quyết vấn đề: + Xác định, kiểm tra và phát hiện các vấn đề tiềm ẩn, nguyên nhân → giải pháp khắc phục các sự cố. + Sáng tạo đưa ra giải pháp cho các vấn đề mới. - Tổ chức: + Tổ chức dữ liệu để đưa ra các quyết định về CSDL. + Tổ chức các nhiệm vụ cho nhân viên của bộ phận công nghệ thông tin. ➢ Cẩn trọng và tỉ mỉ: Vì phải làm việc với khối lượng dữ liệu lớn, nên sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những lỗi nghiêm trọng → Đòi hỏi nhà quản trị CSDL phải làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ. |
Hoạt động 3: Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển
- Mục tiêu: Biết được các ngành học có liên quan ở các bậc học tiếp theo; nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai nghề quản trị CSDL.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 3 SGK trang 86 – 87; thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Nhu cầu nhân lực và triển vọng phát triển.
- Tổ chức hoạt động:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác