Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề F Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. BẢO VỆ SỰ AN TOÀN CỦA HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được tầm quan trọng của an toàn và bảo mật hệ CSDL
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ sự an toàn và bảo mật hệ CSDL
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa
- Nâng cao khả năng tự học
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế, dùng những hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hệ CSDL của một tổ chức thường có nhiều người dùng truy cập, do vậy có những nguy cơ đe dọa sự an toàn của hệ CSDL. Em hãy cho một vài ví dụ về những nguy cơ đó và hậu quả có thể xảy ra
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên những hiểu biết của bản thân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Vì sao sự an toàn của hệ CSDL và tính bảo mật của CSDL lại quan trọng, cần được bảo vệ? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 8. Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Mục tiêu: HS trình bày được tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 81, thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Sản phẩm học tập: Kết luận về tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin mục 1 SGK trang 81 và trả lời các câu hỏi sau: + Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL là gì? (là bảo vệ hệ CSDL khỏi các mối đe dọa cố ý hoặc vô tình) Nguy cơ phá vỡ sự an toàn của hệ CSDL có thể đến từ đâu? (những sự cố, tai họa ngẫu nhiên) + Bảo mật thông tin trong CSDL là gì? (là bảo vệ được tính bí mật của những thông tin có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức) - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về tính quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 81, thực hiện các nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tầm quan trọng của việc bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL Bảo vệ tính an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL là vô cùng cần thiết. Đó không chỉ là bảo vệ dữ liệu bên trong CSDL, bảo vệ tính bí mật của thông tin, mà còn gồm cả bảo vệ hệ quản trị CSDL và tất cả các ứng dụng CSDL sao cho không có truy cập sử dụng dữ liệu sai mục đích và làm hư hỏng dữ liệu. |
Hoạt động 2: Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Mục tiêu: HS trình bày được một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 82 – 83; trả lời Hoạt động SGK trang 82 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 82: Theo em, sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL có liên quan đến nhau không? Em hãy giải thích ý kiến của mình về điều đó. * Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL - GV cho HS tìm hiểu nội dung mục 2a SGK trang 83 và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL + Trình bày đặc điểm biện pháp xác thực người truy cập, sử dụng tường lửa, sao lưu dự phòng và duy trì hệ thống * Bảo mật thông tin trong CSDL - GV cho HS quan sát Hình 1, đọc nội dung mục 2b SGK trang 82 – 83 và trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết mã hóa dữ liệu là gì? + Nêu đặc điểm của nén dữ liệu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 82 – 83; trả lời Hoạt động SGK trang 82 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời về Hoạt động SGK trang 82 và trình bày nội dung thảo luận. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL - Hoạt động: Sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL có liên quan đến nhau. CSDL chứa các thông tin bảo mật của hệ thống. Nhiều trường hợp cố tình truy cập trái phép, tấn công vào hệ CSDL là để nhằm lấy cắp dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu bí mật. a) Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL Một số biện pháp thường được sử dụng để bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL: - Xác thực người truy cập: Hai loại xác thực được sử dụng đồng thời là: + Xác thực bằng thẻ vào cửa (thẻ nhân viên, mã truy cập vào cửa,...) + Xác thực bằng kiểm tra quyền truy cập tài khoản (qua mật khẩu) - Sử dụng tường lửa: thiết lập một rào cản giữa một mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không đáng tin cậy - Sao lưu dự phòng và duy trì biên bản hệ thống: tạo các bản sao lưu của CSDL và các tệp biên bản (nhật kí) theo định kì, ở một vị trí an toàn. b) Bảo mật thông tin trong CSDL Biện pháp bảo mật thông tin trong CSDL: - Mã hóa dữ liệu: quá trình chuyển đổi dữ liệu sang một định dạng khác gọi là bản mã. - Nén dữ liệu: khi có dữ liệu dạng nén cần biết quy tắc nén, giải nén mới có dữ liệu gốc được. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác