Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề F Bài 1: Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ F: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
GIỚI THIỆU CÁC HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BÀI 1. BÀI TOÁN QUẢN LÍ VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được nhu cầu lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin cho bài toán quản lí.
- Diễn đạt được khái niệm hệ cơ sở dữ liệu, nêu được ví dụ minh họa
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển được năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
- Nâng cao khả năng quan sát, tìm hiểu thực tiễn và liên hệ thực tiễn với kiến thức tiếp thu được
- Nâng cao khả năng tự học
- Phẩm chất:
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Có một số cụm từ mà em đã từng nghe và có thể em đã từng dùng, ví dụ: “Quản lí học sinh”, “Quản lí nhân sự”, “Quản lí chi tiêu cá nhân”,... Theo em, việc quản lí có liên quan đến việc lưu trữ và xử lí dữ liệu không? Hãy nêu một số việc em đã làm để quản lí một hoạt động nào đó của mình
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để quản lí kết quả học tập, như quản lí điểm của từng môn học bao gồm điểm đánh giá (ĐĐG) thường xuyên, ĐĐG giữa kì, ĐĐG cuối kì,... Hoạt động này cần lưu trữ dữ liệu. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự cần thiết của việc lưu trữ dữ liệu và khai thác thông tin cho bài toán quản lí. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Chủ đề F - Bài 1. Bài toán quản lí và cơ sở dữ liệu.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài toán quản lí
- Mục tiêu: HS nhận biết được nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho bài toán quản lí
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 47, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: Nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho bài toán quản lí.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 47, trả lời các câu hỏi: + Việc quản lí một tổ chức gắn liền với những dữ liệu như thế nào? + Lấy ví dụ minh họa - GV lưu ý HS: Thông tin không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu thông tin mục 1, thảo luận nhận biết nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho bài toán quản lí. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Bài toán quản lí - Việc quản lí một tổ chức gắn liền với những dữ liệu phản ánh thông tin về hoạt động của tổ chức đó. - Ví dụ: Dựa trên kết quả học tập của lớp mà giáo viên có thể đề xuất với nhà trường danh sách những em tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tin học. ⟶ Thông tin dùng trong bài toán quản lí phải chính xác, kết quả xử lí thông tin phải đáng tin cậy. |
Hoạt động 2: Xử lí thông tin trong bài toán quản lí
- Mục tiêu: HS tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu, khai thác được thông tin cho bài toán quản lí
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 48 – 49, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.
- Sản phẩm học tập: Tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu, khai thác thông tin.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu: Xử lí thông tin trong bài toán quản lí bao gồm: tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin. * Tạo lập hồ sơ - GV cho HS đọc hiểu thông tin mục 2a, quan sát Bảng 1 SGK trang 48, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Để phản ánh đúng thực tế, dữ liệu trong bảng phải như thế nào? (phải đầy đủ so với yêu cầu quản lí) + Ví dụ, muốn quản lí thông tin mỗi học sinh đã là đoàn viên hay chưa, bảng hồ sơ của lớp cần có thêm thông tin gì? (thêm thông tin là đoàn viên hay chưa) Nếu sĩ số lớp là 45 thì bảng phải có bao nhiêu hàng dữ liệu? (45 hàng dữ liệu) + Ví dụ, có thể có hai hàng trong bảng hoàn toàn giống nhau ở họ tên, ngày sinh và địa chỉ không? (không thể) Tại sao? (vì hoặc đó là dư thừa dữ liệu hoặc không phân biệt được chính xác điểm của mỗi bạn trong hai bạn trùng tên đó) - GV cho HS rút ra kết luận về tính đầy đủ và tính đúng đắn khi tạo lập hồ sơ. * Cập nhật dữ liệu - GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu mục 2b, cho biết: Dữ liệu được lưu trữ cần được cập nhật để làm gì? (để phản ánh kịp thời những thay đổi diễn ra trên thực tế) - GV giới thiệu các kiểu cập nhật dữ liệu (thêm, xóa, sửa). GV yêu cầu HS xác định các kiểu cập nhật dữ liệu trong ví dụ sau: Trong quản lí học tập của một lớp ở Bảng 1 có các thay đổi sau: + Học sinh Hoàng Giang vừa chuyển nhà về địa chỉ “20 Chùa Bộc” (cần sửa đổi dữ liệu tương ứng, dữ liệu “27 Lò Sũ” không còn đúng nữa) + Học sinh Trần Anh Tuấn mới chuyển đến lớp (cần thêm một hàng mới ghi dữ liệu cho học sinh Trần Anh Tuấn) + Học sinh Nguyễn Thị Hà đã chuyển trường do bố mẹ chuyển công tác về tỉnh khác (cần xóa dữ liệu của học sinh Nguyễn Thị Hà) - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các thao tác cập nhật dữ liệu * Khai thác thông tin - GV cho HS tìm hiểu mục 2c SGK trang 49, trả lời các câu hỏi sau: + Mục đích của việc lưu trữ và cập nhật dữ liệu là gì? (để khai thác thông tin, phục vụ cho việc điều hành công việc và ra quyết định của người quản lí) + Kể tên một số việc khai thác thông tin thường gặp? (một số việc khai thác thông tin thường gặp là: tìm kiếm dữ liệu, thống kê, lập báo cáo) - GV cho HS rút ra kết luận về khai thác thông tin. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK trang 48 – 49, thảo luận trình bày về tạo lập hồ sơ, cập nhật dữ liệu và khai thác thông tin. - GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận. - Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang nội dung tiếp theo | 2. Xử lí thông tin trong bài toán quản lí a) Tạo lập hồ sơ Khi tạo lập hồ sơ cho mỗi bài toán quản lí, phải xác định đầy đủ những dữ liệu cần được lưu trữ, đồng thời dữ liệu nhập vào phải chính xác. b) Cập nhật dữ liệu Cập nhật dữ liệu gồm các thao tác: thêm, sửa, xóa dữ liệu. Toàn bộ dữ liệu sau mỗi lần cập nhật cũng phải thỏa mãn tính đầy đủ và chính xác c) Khai thác thông tin Khai thác thông tin là để phục vụ kịp thời cho công tác quản lí. Do vậy, việc xử lí dữ liệu trong hồ sơ phải nhanh chóng, chính xác và thông tin kết xuất ra phải ở dạng dễ hiểu. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác