Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F(CS) Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề F(CS) Bài 8: Lập trình một số thuật toán sắp xếp - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 8. LẬP TRÌNH MỘT SỐ THUẬT TOÁN SẮP XẾP
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
-
Phát biểu được bài toán sắp xếp.
-
Viết được chương trình cho một vài thuật toán sắp xếp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
-
Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
-
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
-
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
-
Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông.
-
Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
-
Khả năng tư duy logic và mô hình hóa.
3. Phẩm chất
-
Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
-
Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-
SGK, SGV, Giáo án;
-
Máy tính và máy chiếu;
-
Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
2. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 122 SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi Khởi động trang 122 SGK.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.122 SGK:
Trình quản lí tệp của hệ điều hành cho phép lựa chọn hiển thị nội dung của thư mục được sắp xếp thứ tự theo vài cách khác nhau. Em hãy cho biết một trong số các lựa chọn này và giải thích rõ thêm tiêu chí (yêu cầu) sắp xếp tương ứng.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV có thể gợi ý HS xem trực tiếp trên màn hình và chọn một trong số nhiều lựa chọn sắp xếp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi trả lời câu hỏi Khởi động:
Sắp xếp tên tệp theo thứ tự tăng dần.
+ Đầu vào: Các tệp nằm trong thư mục.
+ Đầu ra: Dãy các tệp được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tăng dần.
Ví dụ:
- GV ghi nhận tất cả các câu trả lời của HS.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào nội dung bài mới: - Bài 8. Lập trình một số thuật toán sắp xếp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Bài toán sắp xếp
a. Mục tiêu: Phát biểu được bài toán sắp xếp.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục 1 tr.122 - 123 SGK, thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Bài toán sắp xếp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu một số bài toán sắp xếp, hướng dẫn HS phát biểu rõ ràng từng bài toán với tiêu chí sắp xếp cụ thể: + Cho các dãy số, yêu cầu sắp xếp “theo thứ tự tăng dần (giảm dần)”. + Cho dãy các xâu kí tự, yêu cầu sắp xếp “theo thứ tự bảng chữ cái”, “theo độ dài tăng dần”,... + Sắp xếp các hàng trong một bảng gồm nhiều cột (hay bản ghi trong bảng CSDL) theo một cột nào đó. Ví dụ, có bảng kết quả học tập gồm các cột Họ và tên, Điểm Toán, Điểm Ngữ Văn, Điểm Tin học,... yêu cầu sắp xếp theo điểm môn Tin học giảm dần. Các hàng có trong bảng có dạng như sau:
- GV yêu cầu HS dựa vào các ví dụ trên, kết hợp với đọc hiểu mục 1 tr.122 - 123 SGK trả lời các câu hỏi sau: 1. Sắp xếp có nghĩa là gì? 2. Phân biệt sắp xếp tại chỗ và không tại chỗ. 3. Nghịch thế là gì? Nghịch thế có vai trò gì trong thuật toán sắp xếp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 122, thực hiện nhiệm vụ được giao. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét câu trả lời của HS, kết luận, chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. - GV chú ý và dẫn dắt HS sang hoạt động tiếp theo: cặp phần tử là nghịch thế không nhất thiết phải liền kề nhau. Tổng số nghịch thế trong một dãy sẽ lớn hơn số các nghịch thế là cặp phần tử liền kề. Nhưng mỗi khi đổi chỗ một cặp phần tử liền kề thì số nghịch thế chắc chắn sẽ giảm đi, ít nhất là 1. Đây là cơ sở cho ý tưởng thuật toán sắp xếp nổi bọt. | 1. Bài toán sắp xếp - Trong tin học, thuật ngữ sắp xếp đề cấp đến việc tổ chức lại một tập hợp dữ liệu theo một tiêu chí sắp xếp, tức là đáp ứng một yêu cầu cụ thể về trình tự. - Yêu cầu sắp xếp cần chỉ rõ cách so sánh hai mục dữ liệu để quyết định thứ tự. Ví dụ: Bài toán sắp xếp đơn giản và minh họa bằng sắp xếp dãy số. - Đầu vào: Dãy n số a0, a1 ,..., an – 1. - Đầu ra: Dãy được sắp xếp theo thứ tự tăng dần (không giảm). Sắp xếp tại chỗ và không tại chỗ - Một thuật toán không dùng thêm một dãy khác ở bên ngoài dãy ban đầu để thực hiện sắp xếp được gọi là sắp xếp tại chỗ. - Nếu thuật toán sử dụng một dãy khác ở bên ngoài dãy ban đầu để chứa kết quả thì gọi là sắp xếp không tại chỗ. Nghịch thế - Nếu i < j mà ai > aj thì cặp hai phần tử (ai, aj) gọi là một nghịch thế. - Một thuật toán sắp xếp dựa trên ý tưởng giảm dần và tiến đến triệt tiêu các nghịch thế trong dãy. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác