Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề F Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề F Bài 2: Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2. BẢNG VÀ KHÓA CHÍNH TRONG CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Diễn đạt được khái niệm quan hệ (bảng) và khóa của một quan hệ. Giải thích được các khái niệm đó qua ví dụ minh họa.
- Giải thích được ràng buộc khóa là gì
- Biết được các phần mềm quản trị CSDL có cơ chế kiểm soát các cập nhật dữ liệu để đảm bảo ràng buộc khóa
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực tin học:
- Hình thành, phát triển năng lực tin học giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông
- Khả năng tư duy logic và mô hình hóa
- Nâng cao khả năng tự học
- Phẩm chất
- Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
- Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Giáo án;
- Máy tính và máy chiếu;
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
- Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
- Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hồ sơ học sinh một lớp được tổ chức theo dạng bảng: mỗi hàng chứa dữ liệu về một học sinh, mỗi cột chứa dữ liệu về một thuộc tính của học sinh như: Họ và tên, Ngày sinh,... Theo em, cách tổ chức như vậy có ưu điểm gì trong việc quản lí thông tin học sinh của lớp?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bài trước các em đã biết khái niệm CSDL. Có nhiều mô hình CSDL khác nhau. Trong đó có mô hình CSDL quan hệ được dùng phổ biến nhất, nó xuất hiện trong hầu khắp các ứng dụng quản lí, kể cả trong các ứng dụng thư tín điện tử, mạng xã hội,... Vậy mô hình CSDL quan hệ là gì? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình này. Chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 2. Bảng và khóa chính trong cơ sở dữ liệu quan hệ
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm CSDL quan hệ, bản ghi, trường; cập nhật, truy vấn và các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ.
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 52 – 53, trả lời Hoạt động SGK trang 53.
- Sản phẩm học tập: Khái niệm CSDL quan hệ, bản ghi, trường; cập nhật, truy vấn và các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ; Câu trả lời Hoạt động SGK trang 53.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * CSDL quan hệ - GV cho HS đọc thông tin mục 1a SGK trang 52 và quan sát Bảng 1, yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về khái niệm “CSDL quan hệ”, các thuật ngữ “bản ghi”, “trường”. - GV: Một bản ghi là một bộ các giá trị phản ánh các thuộc tính của cùng một đối tượng được quản lí (ví dụ một cuốn sách, một hóa đơn mua hàng,...), như vậy các giá trị đó có quan hệ đến nhau (cùng phản ánh một đối tượng). Bảng gồm các bản ghi nên người ta còn gọi bảng là một quan hệ và tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau được gọi là CSDL quan hệ. * Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1b, thảo luận và cho biết các thao tác cập nhật dữ liệu của một bảng. - GV đặt câu hỏi: Cập nhật dữ liệu của một bảng có làm thay đổi cấu trúc của bảng không? (Không) * Truy vấn trong CSDL quan hệ - GV cho HS đọc nội dung 1c, yêu cầu HS: Em hãy cho biết thế nào là truy vấn CSDL? * Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ - GV cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung mục 1d rồi thảo luận trả lời Hoạt động SGK trang 53: Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí hay không? Vì sao? - GV gợi ý HS trả lời hoạt động: Nếu không có mã định danh mà chỉ có các thuộc tính như họ tên, ngày sinh, địa chỉ,... thì điều gì xảy ra? (có thể bị trùng dữ liệu) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và tìm hiểu thông tin mục 1 SGK trang 52 – 53, trả lời Hoạt động SGK trang 53. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, kết quả Hoạt động SGK trang 52 – 53. - GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo. | 1. Tổ chức dữ liệu trong CSDL quan hệ và các thao tác trên dữ liệu a) CSDL quan hệ - CSDL quan hệ là một tập hợp các bảng dữ liệu có liên quan đến nhau. - Mỗi một hàng trong bảng của CSDL quan hệ được gọi là một bản ghi - Mỗi cột của bảng được gọi là một trường b) Cập nhật dữ liệu trong CSDL quan hệ - Cập nhật dữ liệu của một bảng bao gồm các thao tác thêm, sửa và xóa dữ liệu của bảng. c) Truy vấn trong CSDL quan hệ - Khai thác một CSDL là tìm kiếm dữ liệu và kết xuất ra thông tin cần tìm, công việc này còn được gọi là truy vấn CSDL. d) Các ràng buộc dữ liệu trong CSDL quan hệ - Hoạt động: Theo em, mỗi học sinh cần phải có riêng một Mã định danh để đưa vào hồ sơ quản lí, vì một số ràng buộc dữ liệu: + Trong một bảng, không có hia bản ghi nào giống nhau hoàn toàn + Trong một bảng, mỗi trường có một tên phân biệt với tất cả các trường khác + Mỗi bảng có một tên phân biệt với các bảng khác cùng CSDL + Mỗi ô của bảng chỉ chứa một giá trị. |
Hoạt động 2: Khóa của một bảng
- Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm khóa của một quan hệ, giải thích được ràng buộc khóa là gì
- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK trang 53, 54 và thực hiện các nhiệm vụ GV giao.
- Sản phẩm học tập: Khái niệm khóa của một hệ, ràng buộc khóa
- Tổ chức hoạt động:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác