Soạn giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều Chủ đề A Bài 1: Bên trong máy tính

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Khoa học máy tính 11 Chủ đề A Bài 1: Bên trong máy tính - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ - HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

BÀI 1. BÊN TRONG MÁY TÍNH

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT; giải thích được vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân
  • Nêu được tên, nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng và giải thích được đơn vị đo hiệu năng của các bộ phận chính bên trong máy tính
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông
  • Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập
  • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).
  1. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.
  3. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết CPU là gì và làm nhiệm vụ gì trong máy tính.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong chương trình tin học ở các lớp dưới, em đã biết cấu trúc chung của máy tính bao gồm: bộ xử lí trung tâm, bộ nhớ trong, bộ nhớ ngoài, các thiết bị vào – ra. Tuy nhiên, hầu hết các em mới chỉ nhìn thấy các thiết bị bên ngoài như màn hình, bàn phím, chuột, máy chiếu, bộ nhớ ngoài (đĩa cứng rời hay thẻ nhớ USB). Em có biết cụ thể trong máy tính có những bộ phận nào không? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những bộ phận này - Bài 1. Bên trong máy tính

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Các cổng logic và tính toán nhị phân

  1. Mục tiêu: HS nhận biết được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT; giải thích được vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới, trả lời Hoạt động 1 SGK trang 5.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời Hoạt động 1 SGK trang 5; nêu được sơ đồ của các mạch logic AND, OR, NOT và vai trò của các mạch logic trong thực hiện các tính toán nhị phân;
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Cổng logic

- GV giới thiệu HS về cổng logic, yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 5:

Quan sát mạch điện ở Hình 1. Mạch có hai công tắc A và B phối hợp để điều khiển đèn F. Đèn chỉ sáng khi cả hai công tắc cùng đóng.

Nếu quy ước: công tắc mở tương ứng với mức “0”, công tắc đóng tương ứng với mức “1”, đèn tắt tương ứng với mức “0”, đèn sáng tương ứng với mức “1”. Em hãy:

1) Nêu giá trị đúng tại dấu ? cho mỗi hàng của đầu ra F

2) Nhận xét về hoạt động của mạch điện

- GV giới thiệu thêm cho HS về một số cổng logic thông dụng qua Bảng 1 SGK trang 6

* Thực hiện phép toán nhị phân với mạch logic

 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, quan sát các Hình 2, 3; Bảng 2, 3 SGK trang 6 – 7 tìm hiểu nội dung mục I.b và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nêu nguyên tắc cơ bản để cộng hai số nhị phân (Hình 2)

+ Giả sử cộng hai số nhị phân 1 bit là A với B được tổng là S và nhớ là C. Hãy lập bảng các trường hợp có thể xảy ra với các đầu vào A, B và điền giá trị đầu ra S, C tương ứng. (Bảng 2)

+ So sánh Bảng 2 với bảng chân lí của các tổng logic trong Bảng 1, lập sơ đồ mạch logic. (Hình 3)

+ Cộng hai số nhị phân nhiều bit từ phải sang trái và có bit nhớ (Cin). (Bảng 3)

+ Mạch cộng đầy đủ có mấy đầu vào? Đó là những đầu vào nào? Có mấy đầu ra? Đó là những đầu ra nào? So sánh mạch cộng đầy đủ với mạch cộng 1 bit.

- GV kết luận: Như vậy, bằng cách kết hợp các cổng logic AND, XOR, máy tính có thể thực hiện được phép tính cộng nhị phân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu về cổng logic, thảo luận nhóm để thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 5

- HS tìm hiểu và thực hiện phép toán nhị phân với mạch logic.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1.

- HS xung phong trình bày về phép toán nhị phân với mạch logic

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Các cổng logic và tính toán nhị phân

a) Cổng logic

- Trong máy tính, một bóng bán dẫn chỉ thực hiện được chức năng bật hoặc tắt mạch đơn giản, tương ứng với hai giá trị 0 và 1. Mỗi cách kết hợp các bóng bán dẫn tạo ra một cổng logic

- Hoạt động 1:

1)

A

B

F

0

0

0

0

1

0

1

0

0

1

1

1

2) Nhận xét về hoạt động của mạch điện: Đèn F sáng thì cả công tắc A và B đồng thời phải đóng, nếu chỉ mở một trong hai công tắc thì đền F tắt

b) Thực hiện phép toán nhị phân với mạch logic

- Nguyên tắc cơ bản để cộng hai số nhị phân:

0 + 0 = 0 (Bằng 0, nhớ 0)

1 + 0 = 1 (Bằng 1, nhớ 0)

0 + 1 = 1 (Bằng 1, nhớ 0)

1 + 1 = 10 (Bằng 10 (Bằng 0, nhớ 1)

Hình 2. Phép cộng hai bit trong hệ nhị phân

- Cộng hai số nhị phân 1 bit là A với B được tổng S và nhớ C:

Bảng 2. Bảng chân lí mạch cộng hai số nhị phân 1 bit

Đầu vào

Đầu ra

A

B

S

C

0

0

0

0

0

1

1

0

1

0

1

0

1

1

0

1

- Ta thấy: tổng S = A XOR B và nhớ C = A AND B. Từ đó, lập được sơ đồ mạch logic:

Hình 3. Mạch cộng 1 bit

- Phép cộng hai số nhị phân nhiều bit:

Bảng 3. Minh họa phép cộng hai số nhị phân dài hơn 1 bit

Cin

1101

Giá trị thập phân

x

101

5

y

1101

13

x + y

10010

18

- Mạch cộng đầy đủ có ba đầu vào là A, B và bit nhớ mang sang Cin, có hai đầu ra là bit tổng S và bit nhớ Cout để phân biệt với Cin đầu vào. Mạch đầy đủ là ghép nối hai mạch cộng 1 bit

 

Hoạt động 2: Những bộ phận chính bên trong máy tính

  1. Mục tiêu: HS nêu được tên, nhận diện được hình dạng, mô tả được chức năng của các bộ phận chính bên trong máy tính
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc hiểu thông tin mục 2 SGK, thực hiện Hoạt động 2 SGK trang 7
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời Hoạt động 2 SGK trang 7.
  4. Tổ chức hoạt động:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Khoa học máy tính 11 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác