Soạn giáo án điện tử toán 7 chân trời bài: Bài tập cuối chương 3

Giáo án powerpoint Toán 7 chân trời sáng tạo mới bài bài: Bài tập cuối chương 3. Giáo án soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Tin rằng, bộ bài giảng này sẽ hỗ trợ tốt việc giảng dạy và đem đến sự hài lòng với thầy cô.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3

(2 Tiết)

KHỞI ĐỘNG

Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn và tổng hợp ý kiến vào giấy A1 thành sơ đồ tư duy theo các yêu cầu với các nội dung như sau:

Nhóm 1 + Nhóm 3:

HÌNH HỘP CHỮ NHẬT – HÌNH LẬP PHƯƠNG

  • Hình hộp chữ nhật: Các đặc điểm; Diện tích xung quanh; Thể tích
  • Hình lập phương: Các đặc điểm; Diện tích xung quanh; Thể tích

Nhóm 2 + Nhóm 4:

  • HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TAM GIÁC - HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG TỨ GIÁC
  • Hình lăng trụ đứng tam giác: Các đặc điểm; Diện tích xung quanh; Thể tích
  • Hình lăng trụ đứng tứ giác: Các đặc điểm; Diện tích xung quanh; Thể tích

LUYỆN TẬP

Bài 1 (SGK - tr66)

Một hình khối gồm 14 hình lập phương gắn kết với nhau như Hình 1. Mỗi hình lập phương có cạnh 1cm. Hãy tính thể tích của hình khối này.

Giải

Thể tích mỗi hình lập phương nhỏ là:

V = 13 = 1 (cm3)

Thể tích của hình khối này là:

V = 14.1 = 14 (cm3)

Bài 6 (SGK - tr67)

Các hình hộp trong Hình 5 có cùng số đo thể tích. Em hãy tìm các kích thước còn thiếu.

Bài 8 (SGK - tr67)

Hãy nêu các bước tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 6.

Bước 1: Vẽ 3 hình chữ nhật với kích thước 15 cm x 5 cm; 15 cm x 12 cm và 15 cm x 13 cm

Bước 2: Gấp các cạnh BE và CF sao cho cạnh AD trùng với A’D’, đáy có một góc vuông, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.DEF

Bài 9 (SGK - tr67)

Người ta cắt một tấm bìa để tạo lập một lăng trụ đứng có đáy là tam giác đều với kích thước như Hình 7. Hãy cho biết độ dài các cạnh đáy và chiều cao của hình lăng trụ đứng.

  • Đáy của hình lăng trụ là tam giác đều cạnh 3 cm.
  • Chiều cao của hình lăng trụ là 7 cm.

VẬN DỤNG

Bài 2 (SGK - tr66)

Một bể cá hình hộp chữ nhật với kích thước mặt đáy là 5 dm và 12 dm, có mực nước là 7 dm. Người ta đổ vào đó một lượng cát (có độ thấm nước không đáng kể) thì thấy mực nước dâng thêm 1,5 dm và ngập cát đổ vào. Tính thể tích của lượng cát.

Cách 1:

Thể tích cát đổ vào là:

  1. 12. 1,5 = 90 (dm3)

Cách 2:

Thể tích mực nước ban đầu là:

V1 = 5.12.7 = 420 (dm3)

Thể tích nước và cát sau khi đổ cát là:

V2 = 5.12. (7 + 1,5) = 510 (dm3)

Thể tích cát đổ vào là:

V = V2 – V1 = 510 – 420 = 90 (dm3)

Bài 3 (SGK - tr66)

Một khuôn đúc bê tông có kích thước như Hình 2. Bề dày các mặt bên của khuôn là 1,2 cm. Bề dày mặt đáy của khuôn là 1,9 cm. Thể tích của khối bê tông được khuôn này đúc ra là bao nhiêu xăng ti mét khối?

Giải

Chiều dài của lõi khuôn là: 23 – 1,2 – 1,2 = 20,6 (cm)

Chiều rộng của lõi khuôn là: 13 – 1,2 – 1,2 = 10,6 (cm)

Chiều cao của lõi khuôn là: 11 – 1,9 = 9,1 (cm)

Thể tích khối bê tông được khuôn này đúc ra là:

V = 20,6 . 10,6 . 9,1 = 1987,076 (cm3)

Bài 4 (SGK - tr66)

Phần bên trong của một cái khuôn làm bánh có dạng hình hộp chữ nhật với đáy là hình vuông cạnh 20 cm, chiều cao 5 cm (Hình 3). Người ta dự định sơn phần bên trong bằng loại sơn không dính. Hỏi với một lượng sơn đủ bao phủ được 100 m2 thì sơn được bao nhiêu cái khuôn làm bánh?

Giải

Diện tích cần sơn mặt bên trong của một cái khuôn làm bánh là:

  1. 5. 4 + 20. 20 = 800 (cm2)

Số lượng khuôn làm bánh được sơn là:

1 000 000 : 800 = 1 250 (cái)

Bài 5 (SGK - tr66)

Một ngôi nhà có kích thước như Hình 4.

  1. a) Tính thể tích của ngôi nhà.
  2. b) Biết rằng 1l sơn bao phủ được 4 m2tường. Hỏi phải cần ít nhất bao nhiêu lít sơn để sơn phủ được tường mặt ngoài ngôi nhà? (không sơn cửa)? Biết tổng diện tích các cửa là 9 m2.

Chia ngôi nhà thành 1 hình hộp chữ nhật với đáy có chiều dài 20 m, chiều rộng 15 m; chiều cao 8 m và 1 hình lăng trụ tam giác có đáy là tam giác có đáy là 15 m, chiều cao tương ứng là 15 – 8 = 7 m.

  1. Thể tích của ngôi nhà là:
  2. 15. 8 + .7. 15. 20 = 3 450 (m3)
  3. b) Diện tích xung quanh của ngôi nhà là:

(20 + 15). 2. 8  + . 7. 15. 2 = 665  (m2)

Diện tích cần sơn là: 665 - 9 = 656 (m2)

Bài 7 (SGK - tr67)

Tạo lập hình lăng trụ đứng có chiều cao 2,5 cm, đáy là hình thoi có cạnh 3 cm và một góc 60o.

Gợi ý

Bước 1: Vẽ 4 hình chữ nhật với kích thước 3 cm x 2,5 cm

Bước 2: Gấp các cạnh BG, CH và DI sao cho cạnh AF trùng với EK, một góc bằng 60⁰, ta được hình lăng trụ đứng ABCD.EFGH cần tạo lập.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại toàn bộ kiến thức trong chương

Hoàn thành các bài tập trong SBT

Chuẩn bị bài mới, chương mới:  Chương 4 “Bài 1. Các góc ở vị trí đặc biệt”.

HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU!


=> Xem toàn bộ Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo, giáo án powerpoint Toán 7 CTST bài: Bài tập cuối chương 3, bài giảng điện tử Toán 7 Chân trời sáng tạo

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO