Soạn giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều Ôn tập Chuyên đề 2

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Ôn tập Chuyên đề 2 sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 2:

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Hệ thống hóa kiến thức đã học trong Chuyên đề 2.
  • Trả lời các câu hỏi luyện tập, vận dụng.
  • Năng lực chung:
  • Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sách chuyên đề để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để trả lời các hỏi luyện tập, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa kiến thức đã học trong Chuyên đề 2 và hoàn thành sơ đồ trong SGK.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong Chuyên đề 2 để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong chuyên đề 2.
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát sơ đồ SGK tr.47, thảo luận theo nhóm và hoàn thành sơ đồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong Chuyên đề 2 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày về nội dung trồng và chăm sóc hoa, cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây sanh qua sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

Hệ thống hóa kiến thức

Sản phẩm sơ đồ tư duy của các nhóm.

  1. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi .
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi phần Luyện tập, Vận dung.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời phần Luyện tập, Vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành các bài tập trong phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.48.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh, vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi .

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp đôi lần lượt báo cáo kết quả thảo luận:

Câu 1. Đặc điểm thực vật học của cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây sanh:

Đặc điểm

Hoa hồng

Hoa cúc

Cây sanh

Rễ

Nhiều rễ phụ và rễ phát triển mạnh theo chiều ngang

Có rễ cọc khi gieo từ hạt; cây nhân giống vô tính, rễ cọc không hình thành nên phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt 0 – 20 cm

Có bộ rễ khỏe, ăn rộng và sâu trong đất; rễ có thể vươn xa tìm kiếm nguồn nước và dinh dưỡng.

Thân cành

Thận dạng bụi thấp hoặc thân leo; có gai trên cành

Thân thảo, mềm; phân cành mạnh; cây cao 20 cm đến 150 cm

Thân gỗ, ra nhiều cành và nhánh. Cây có thể cao tới hơn 20 m. Cành có sức sinh trưởng mạnh, dễ tạo cành mới, các u, bướu và gờ

Lá kép lông chim mọc cách, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ

Lá đơn mọc cách, có chia thùy hoặc không chia thùy, phiến lá dày và có răng cưa ở mép lá, lá kèm hiện rõ ở cuống lá

Lá đơn mọc cách, xoay quanh năm và phân bố trên cành với mật độ cao

Hoa

Lưỡng tính, đa dạng về màu sắc, hoa riêng lẻ hoặc theo chùm, cách đơn hoặc kép

Thuộc loại hoa kép (mỗi bông hoa gồm nhiều hoa nhỏ đính cùng trên một đế); hình dạng và màu sắc hoa đa dạng. Hoa có thể mọc thành chùm hoặc riêng lẻ tùy giống

Nhiều hoa và dễ đậu quả

Quả

Quả có dạng hình trái xoa, khi chín màu vàng hoặc đỏ,…

Quả nhỏ chỉ chứa một hạt

Quả có màu xanh khi còn non và chuyển màu vàng khi chín

Hạt

Hạt nhỏm có lớp vỏ và lông dày; khả năng nảy mầm rất kém

Hạt nhỏ, dạng hình que hoặc đa giác. Hạt có phôi và không có nội nhũ

Hạt sanh có thể mọc thành cây con trong điều kiện tự nhiên

 

Câu 2. Các yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây sanh:

Chỉ tiêu

Cây hoa hồng

Cây hoa cúc

Cây sanh

Nhiệt độ

Lớn hơn 10 đến nhỏ hơn 35, thích hợp 18 – 22

Lớn hơn 10 đến nhỏ hơn 35, thích hợp 18 - 22

Lớn hơn 0 - nhỏ hơn 40, thích hợp 22 - 30 

Độ ẩm không khí (%)

70 – 85

70 – 80

Thích ứng rộng: 50 – 90

Độ ẩm đất (%)

70 – 80

65 – 75

Thích ứng rộng, chịu được hạn và ngập úng


=> Xem toàn bộ Giải chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chuyên đề 2, GA word chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cd Ôn tập Chuyên đề 2, giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chuyên đề 2

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU