Soạn giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA, CÂY CẢNH

BÀI 5: VAI TRÒ CỦA HOA, CÂY CẢNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Hiểu được khái niệm và trình bày được vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  • Năng lực chung:
  • Chủ động tìm hiểu về đặc trưng chung của hoa và cây cảnh.
  • Giải quyết vấn đề khi vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học trong nâng cao vai trò của hoa và cây cảnh.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành ý thức trân trọng ngành nghề về lĩnh vực hoa và cây cảnh.
  1. CẤU TRÚC, NỘI DUNG

Nội dung chính của bài học gồm:

  1. Khái niệm hoa, cây cảnh.
  2. Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Tranh, ảnh hoặc video liên quan đến bài học Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS về khái niệm hoa, cây cảnh, vai trò quan trọng của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  4. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 5.1 SGK tr.27; HS quan sát hình ảnh và lí giải mục đích sử dụng của cây trong hình.
  5. Sản phẩm: Lí giải mục đích sử dụng của cây trong hình.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 5.1 SGK tr.27, yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết các loại cây trong Hình 5.1 có thể được dùng cho mục đích gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát Hình 5.1, thảo luận theo cặp đôi để lí giải mục đích sử dụng của cây trong hình.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận: Nổi bật nhất là sử dụng 3 cây này với mục đích làm cây hoa, cây cảnh đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cụ thể như:

+ Cây sen: Hoa được sử dụng như một loại hoa cắt cành, trồng trong chậu làm cây hoa và cây cảnh, hay trồng trên diện tích lớn để trang trí thảm hoa. Bên cạnh đó, cây sen được dùng để lấy hạt và củ làm thực phẩm, làm thuốc; lá và tâm sen làm trà; khai thác sợi từ thân sen.

+ Cây đào: Hoa được sử dụng trang trí vào dịp tết Nguyên đán dưới dạng cành đào hoặc cây đào thế. Ngoài ra, quả đào được sử dụng làm thực phẩm; quả, hạt, lá, nhựa đào đều có thể dùng làm thuốc đông y.

+ Cây phi lao: Ngoài việc sử dụng làm cây cảnh còn dùng lấy gỗ; làm cây chắn cát, chắn sóng, giữ đất vùng ven biển, lá và quả phi lao có thể dùng làm thuốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vai trò của hoa và cây cảnh trong đời sống là gì? Nó được ứng dụng như thế nào trong trồng trọt? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

 

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm hoa, cây cảnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm của hoa, cây cảnh.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi/ thực hiện các yêu cầu sau:

+ Hãy nêu khái niệm về hoa, cây cảnh trong đời sống.

+ Những loại cây có đặc điểm như thế nào được xếp vào nhóm cây hoa, cây cảnh?

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở khái niệm về hoa, cây cảnh trong đời sống con người.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.27 và cho biết:

+ Hãy nêu khái niệm về hoa, cây cảnh trong đời sống.

+ Những loại cây có đặc điểm như thế nào được xếp vào nhóm cây hoa, cây cảnh?

  Gợi ý: Có 2 đặc điểm chính để chúng xếp vào nhóm cây hoa, cây cảnh:

●      Cây có giá trị thẩm mĩ

●      Cây có giá trị biểu tượng

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ, vận dụng và trả lời câu hỏi: Em hãy lấy ví dụ về các loại cây hoa, cây cảnh ở địa phương và nêu giá trị thẩm mĩ và biểu tượng của các loại cây đó.

  Gợi ý:Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết, trong sáng được sử dụng như một loại hoa cắt cành thông dụng ở các vùng miền Việt Nam. Cây sen trồng chậu vừa là cây hoa vừa là cây cảnh; hãng hàng không Việt Nam cũng chọn bông hoa sen làm biểu tượng của hãng. Nhiều nghiên cứu đề nghị chọn hoa sen hồng là quốc hoa Việt Nam với tượng trưng cho khí phách, bản sắc tâm hồn Việt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.27 và để tìm hiểu về khái niệm hoa, cây cảnh trong đời sống con người.

- HS thảo luận theo cặp đôi, liên hệ, vận dụng để tìm một số loại hoa, cây cảnh ở địa phương, giá trị thẩm mĩ và biểu tượng của loài hoa.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày khái niệm hoa, cây cảnh trong đời sống con người.

- GV mời đại diện HS kể tên một số loại hoa, cây cảnh ở địa phương, giá trị thẩm mĩ và biểu tượng của loài hoa.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm hoa, cây cảnh trong đời sống con người.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm về hoa, cây cảnh

- Hoa, cây cảnh là những loại cây có giá trị thẩm mĩ và giá trị biểu tượng được sử dụng để trang trí.

- Hoa, cây cảnh rất đa dạng về chủng loại, hình dáng, màu sắc. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền ưa chuộng các loại hoa, cây cảnh khác nhau tùy thuộc vào phong tục, tập quán của người dân.

 

 

Hoạt động 2: Vai trò hoa, cây cảnh đối với đời sống con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  2. Nội dung: GV chia nhóm, yêu cầu HS đọc mục 2 SGK tr.27, 28 để trả lời câu hỏi: Hoa, cây cảnh có vai trò gì đối với đời sống con người?
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình và đọc đọc mục 2 SGK tr.27, 28, thảo luận và trả lời câu hỏi: Hoa, cây cảnh có vai trò gì đối với đời sống con người?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát các hình và đọc đọc mục 2 SGK tr.27, 28, thảo luận và trả lời câu hỏi để tìm hiểu vai trò hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày vai trò hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về vai trò hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

2. Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người

- Làm đẹp cảnh quan, môi trường: vườn hoa, công viên, vườn nhà,…

- Làm tăng vẻ đẹp, ý nghĩa và sự trang trọng của các lễ hội, sự kiện.

- Trồng hoa, cây cảnh (cây thủy sinh như sen, súng,…) giúp khai thác hiệu quả hơn những vùng đất ngập nước.

- Sản xuất hoa, cây cảnh đã tạo việc làm, nâng cao giá trị thu nhập và đóng góp tăng trưởng  kinh tế cho xã hội. Nghề trồng hoa, cây cảnh không chỉ tạo nhiều việc làm cho người dân mà còn góp phần đẩy mạnh ngành dịch vụ du lịch trải nghiệm.

- Hoa, cây cảnh (cây bóng mát, cây đô thị,…) góp phần bảo vệ môi trường: cải tạo vi khí hậu, ngăn bụi, giảm tiếng ồn,… Nhiều thành phố hiện đại khuyến khích trồng 20 – 25 m2 cây xanh/người để phục vụ cộng đồng.

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, mĩ phẩm, dược phẩm.

 

 


=> Xem toàn bộ Giải chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh, GA word chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cd Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh, giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 5: Vai trò của hoa, cây cảnh

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU