Soạn giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HOA HỒNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Nêu được đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng.
  • Lựa chọn được quy trình nhân giống phù hợp cho cây hoa hồng.
  • Mô tả được quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản.
  • Trồng và chăm sóc được cây hoa hồng.
  • Năng lực chung:
  • Phát triển kĩ năng quan sát, khả năng khám phá về đặc trưng của cây hoa hồng, khả năng tư duy logic khi áp dụng biện pháp kĩ thuật chăm sóc cây hoa hồng.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích công việc trồng và chăm sóc cây hoa hồng.
  • Có ý thức về an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
  1. CẤU TRÚC, NỘI DUNG

Nội dung chính của bài học gồm:

  1. Đặc điểm thực vật học.
  2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh.
  3. Nhân giống cây hoa cúc.
  4. Kĩ thuật trồng và chăm sóc.
  5. Phòng trừ sâu, bệnh hại.
  6. Thu hoạch và bảo quản.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Giấy A0, A4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành trồng hoa hồng trong chậu, cắt tỉa và bón phân cho hoa hồng.
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS gợi mở nội dung và tạo hứng thú cho HS với kiến thức thực tiễn về một số loại hoa hồng phổ biến để trang trí.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thực tế để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Một số loại hoa hồng và cách trang trí cây.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 6.1 SGK tr.29 và giới thiệu về 3 loại hoa hồng:

+ Hoa hồng cắt cành

+ Hoa hồng trồng chậu

+ Hoa hồng leo

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em thích trồng loại hoa hồng nào trong Hình 6.1? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng thực tế về kĩ thuật trông và chăm sóc hoa hồng  trong trồng trọt để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét và kết luận phần trả lời của HS.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 6 – Kĩ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng.

 

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm thực vật học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm các bộ phận của cây hoa hồng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 SGK tr.29, để tìm hiểu về đặc điểm hình thái các bộ phận của cây hoa hồng.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở nhân giống thực vật học.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1, kết hợp quan sát Hình 6.2 SGK tr.29, và trả lời câu hỏi: Quan sát Hình 6.2 và mô tả đặc điểm hình thái các bộ phận của cây hoa hồngGợi ý:

+ Hình 6.2A là bộ phận rễ và thân

+ Hình 6.2B là lá

+ Hình 6.2C là hoa

+ Hình 6.2D là quả

+ Hình 6.2E là hạt

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin mục 1 SGK tr.29, để tìm hiểu về đặc điểm hình thái các bộ phận của cây hoa hồng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về đặc điểm hình thái các bộ phận của cây hoa hồng.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm hình thái các bộ phận của cây hoa hồng.

1. Đặc điểm thực vật học

- Rễ: nhiều rễ phụ và rễ phát triển mạnh theo chiều ngang.

- Thân: thân bụi thấp hoặc thân leo; có gai trên cành.

- Lá: kép lông chim mọc cách, mép lá có nhiều răng cưa nhỏ.

- Hoa: lưỡng tính; đa dạng về màu sắc; hoa ra riêng lẻ hoặc theo chùm, cánh đơn hoặc kép.

- Quả: quả có dạng hình trái xoan, khi chín màu vàng hoặc đỏ,…

- Hạt: nhỏ, có lớp vỏ và lông dày; khả năng nảy mầm rất kém.

 

 

 

Hoạt động 2: Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS dựa vào yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng nêu được mùa thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.29, 30 và liên hệ với điều kiện thời tiết mỗi mùa của từng vùng miền để xác định mùa trồng cây hoa hồng phù hợp.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây hoa hồng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 2 SGK tr.29, 30 và trả lời câu hỏi:

+ Dựa vào yêu cầu về nhiệt độ và ánh sáng của cây hoa hồng, em hãy cho biết mùa nào ở nước ta có điều kiện thời tiết thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng và phát triển.

 Gợi ý: Liên hệ 4 mùa trong điều kiện tự nhiên ở từng địa phương với yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa hồng. Ví dụ: liên hệ 4 mùa ở Hà Nội.

Cây hoa hồng

Mùa xuân

Mùa hạ

Mùa thu

Mùa đông

Nhiệt độ: 18 - 20 (cảm nhận: lạnh – mát)

Mát

Nóng

Nóng

Lạnh

Độ ẩm không khí: 70 – 85% (cao)

Cao – Rất cao

Cao

Cao

Thấp – Trung bình

Độ ẩm đất 70 – 80% (cao)

Cao

Rất cao

Cao

Thấp

Cường độ ánh sáng

10 000 –

12 000 lux (trời nhiều mây)

Trời nhiều mây

Trời ít mây

Trời ít mây

Trời nhiều mây

+ Em hãy cho biết loại đất nào thích hợp để trồng hoa hồng

Gợi ý: Đất thích hợp để trồng hoa hồng là đất giàu mùn, thành phân cơ giới trung bình, thoát nước tốt, pH = 5,6 – 6,5; ví dụ như đất thịt pha cát.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin mục 2 SGK tr.20, để tìm hiểu về yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa hồng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa hồng.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của hoa hồng.

2. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh

- Nhiệt độ:

+ 18 - 22 

+ Lớn hơn 38 và nhỏ hơn 8 cây ra hoa muộn làm giảm độ bền hoa, nụ nở muộn và không đều, cành nhánh sinh trưởng yếu.

- Độ ẩm

+ Độ ẩm đất: 70 – 80%

+ Độ ẩm không khí: 70 – 85%

+ Lượng mưa: 1 800 – 2 000 mm

+ Độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh và gây hại.

+ Mưa làm hoa nhanh tàn.

+ Đất bị úng tổn hại đến bộ rễ.

- Ánh sáng

+ Ưa ánh sáng trực xạ

+ Cường độ ánh sáng: 10 000 – 12 000 lux

+ Thời gian chiếu sáng: 10 – 12 giờ/ngày

+ Vị trí đất trồng hoa hồng thiếu ánh sáng cây sẽ ra ít hoa, hoa nhạt màu.

- Đất và dinh dưỡng

+ Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau.

+ Đất thích hợp nhất là giàu mùn, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt, pH = 5,6 – 6,5

+ Nguyên tổ dinh dưỡng:

●      Đạm (N): thúc đẩy phát triển thân lá; giai đoạn từ mới trồng đến khi ra hoa

●      Lân (P2O5): thời kì làm nụ cho đến khi ra hoa kết quả

●      Kali (K2O): thời kì kết nụ cho đến khi ra hoa kết quả

●      Nguyên tố vi lượng: Cu, Zn, Fe, Mn, Mo và B; tăng năng suất và phẩm chất hoa


=> Xem toàn bộ Giải chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc, GA word chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cd Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc, giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 6: kĩ thuật trồng và chăm sóc

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU