Soạn giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều Bài 12: một số mô hình trồng trọt Theo tiêu chuẩn vietgap

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 Bài 12: một số mô hình trồng trọt Theo tiêu chuẩn vietgap sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG TRỌT

THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ: Lựa chọn được mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP thích hợp cho một số loại cây trồng phổ biến.
  • Năng lực chung:
  • Chủ động tự tìm hiểu thêm về các mô hình trồng các loại cây trồng phổ biến khác theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Làm việc theo nhóm: thảo luận để trả lời các câu hỏi, cùng tìm hiểu về các mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  • Sáng tạo trong lựa chọn mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP thích hợp ở địa phương.
  1. Phẩm chất

          Có ý thức áp dụng mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP trong sản xuất trồng trọt ở gia đình hoặc địa phương.

  1. CẤU TRÚC, NỘI DUNG

Nội dung chính của bài học gồm:

  1. Mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Mô hình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP.
  4. Mô hình trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP.

Các kiến thức liên quan đã học: Ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt và Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt (SGK Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt)

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

Các hình ảnh, video về mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK, tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở cho HS tìm hiểu về mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.
  3. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi nêu vấn đề; HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra câu hỏi gợi mở kiến thức cho HS: Hãy thảo luận về một mô hình trồng trọt mà các em biết và nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của mô hình đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những hiểu biết thực tế, thảo luận để đưa ra câu trả lời.

- GV hướng dẫn, gợi ý cho HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện một số HS đóng góp ý kiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

* Gợi ý: HS chọn một loại cây trồng chủ lực ở địa phương, được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP (nếu có) để mô tả về mô hình trồng cây đó (giống, công nghệ và điều kiện trồng trọt) và nhận xét các ưu điểm, nhược điểm của mô hình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận các ý kiến đóng góp của HS, dẫn dắt vào bài mới: Bài 12 – Một số mô hình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP.

 

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

GV chia lớp thành 2 nhóm lớn (mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ 4 – 5 HS):

- Nhóm 1: Tìm hiểu về mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Nhóm 2: Tìm hiểu về mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hoạt động 1: Tìm hiểu Mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ưu điểm và lợi ích nổi bật của mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 12.1 (SGK tr.67 – 68) để tìm hiểu về mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 12.1 (SGK tr.67 – 68) để tìm hiểu về mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

1. Trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có ưu điểm gì?

2. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại lợi ích gì cho con người và môi trường?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát sơ đồ SGK, nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV cho HS xem thêm video ngắn về mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP trong thực tế:

https://youtu.be/I67ruQh9DPk

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

1. MÔ HÌNH TRỒNG LÚA THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

- Mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng quy trình VietGAP cho lúa, ứng dụng thành tựu công nghệ về giống, phân bón, thuốc BVTV và cơ giới hóa sản xuất.

- Đặc điểm nổi bật của mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP (SGK Chuyên đề 10 trồng trọt, tr.68)

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

1. Trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có các ưu điểm:

- Sử dụng giống lúa chất lượng cao nên cho năng suất lúa cao, chất lượng gạo tốt.

- Quản lí tốt sâu bệnh hại lúa.

- Tiết kiệm phân bón cho lúa.

- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV.

- Sản xuất ra gạo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

-  Hạn chế gây ô nhiễm môi trường trồng trọt.

- Sản phẩm gạo bán ra thị trường có thể được truy xuất nguồn gốc.

- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo sạch ở thị trường trong nước và xuất khẩu.

2. Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại các lợi ích:

- Đối với con người: cung cấp gạo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm nên đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng; đảm bảo sự tin dùng của khách hàng nhờ sản phẩm được truy xuất nguồn gốc.

- Đối với môi trường: bón phân và quản lí dịch hại hợp lí cho lúa, việc sử dụng phân bón và hoá chất được quản lí nghiêm ngặt nên không gây ô nhiễm môi trường.

Hoạt động 2: Tìm hiểu mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP

  1. Mục tiêu: HS nêu được ưu điểm của công nghệ trồng cây trên giá thể kết hợp tưới nhỏ giọt và tác dụng của phương pháp thụ phấn bằng ong áp dụng trong mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 2 (SGK tr.68 – 69) để tìm hiểu về mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời.

  1. Sản phẩm: HS trình bày được mục đích của việc lập hồ sơ ghi chép và nội dung các bảng theo dõi.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4 – 6 HS), yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong mục 2 (SGK tr.68 – 69) để tìm hiểu về mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP.

- GV đưa ra câu hỏi thảo luận cho các nhóm:

1. Trồng dưa lưới trên giá thể và tưới nhỏ giọt có ưu điểm gì?

2. Thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới bằng ong có tác dụng gì?

3. Quan sát Hình 12.2 và kế tên các công nghệ sử dụng trong mô hình trồng dưa lưới.

4. Mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP có thuận lợi gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV cho HS xem thêm video về trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP (nếu còn thời gian): https://youtu.be/F31L-Jkn4iw

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

2. MÔ HÌNH TRỒNG DƯA LƯỚI THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP

- Mô hình trồng dưa lưới theo tiêu chuẩn VietGAP áp dụng quy trình VietGAP cho cây rau, trong đó ứng dụng giống chất lượng cao kết hợp với các công nghệ nhà mái che, trồng cây không dùng đất, hệ thống tưới nhỏ giọt, kĩ thuật thụ phấn.

- Đặc điểm nổi bật của mô hình (SGK Chuyên đề Công nghệ 10 trồng trọt, tr. 68 – 69)

* Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

1. Trồng dưa lưới trên giá thể và tưới nhỏ giọt có ưu điểm:

+ Dễ kiểm soát mầm bệnh lan truyền qua rễ;

+ Tiết kiệm nước và dinh dưỡng;

+ Dinh dưỡng dễ dàng và nhanh chóng được cung cấp cho cây qua hệ thống tưới nhỏ giọt;

+ Tiết kiệm công tưới và bón phân.

2. Thụ phấn nhân tạo cho dưa lưới bằng ong có tác dụng:

+ Thụ phấn nhanh, đồng đều;

+ Tăng tỉ lệ đậu quả;

+ Quả phát triển cân đối;

+ Tiết kiệm nhân công.

3. HS quan sát, ghi nhớ các công nghệ được sử dụng trong các Hình 12.2A, B, C, D, E để kể tên lại các công nghệ đó.

4. Thuận lợi của mô hình trồng dưa lưới như H.12.2:

+ Mô hình sử dụng công nghệ nhà mái che nên phòng tránh được tác hại của thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại lây lan và gây hại.

+ Cây giống được ươm trên khay bầu trong nhà mái che giúp cây khoẻ, sạch bệnh.

+ Cây trồng trên giá thể kết hợp hệ thống tưới nhỏ giọt giúp cung cấp nước và dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời và tiết kiệm chi phí cho khâu chăm sóc này.

+ Mô hình sử dụng ong thụ phấn nên tỉ lệ đậu quả cao, quả phát triển cân đối.


=> Xem toàn bộ Giải chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 12: một số mô hình trồng trọt, GA word chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cd Bài 12: một số mô hình trồng trọt, giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 12: một số mô hình trồng trọt

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU