Soạn giáo án chuyên đề công nghệ 10 trồng trọt cánh diều bài: Ôn tập chuyên đề 1 - Công nghệ sinh học trong trồng trột

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 bài: Ôn tập chuyên đề 1 - Công nghệ sinh học trong trồng trột sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ 1:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG TRỒNG TRỌT

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Năng lực
  • Năng lực công nghệ:
  • Hệ thống hóa kiến thức đã học trong Chuyên đề 1.
  • Trả lời các câu hỏi luyện tập, vận dụng.
  • Năng lực chung:
  • Tự nghiên cứu, thu thập thông tin, dữ liệu qua nội dung sách chuyên đề để trả lời câu hỏi.
  • Hợp tác theo nhóm để trả lời các hỏi luyện tập, vận dụng.
  1. Phẩm chất
  • Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học.
  • Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, SGV Chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Công nghệ trồng trọt 10.
  • Đọc trước bài học trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hệ thống hóa kiến thức đã học trong Chuyên đề 1 và hoàn thành sơ đồ trong SGK.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong Chuyên đề 1 để thực hiện nhiệm vụ học tập.
  4. Sản phẩm: Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong chuyên đề 1.
  5. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu HS quan sát sơ đồ SGK tr.24, thảo luận theo nhóm và hoàn thành sơ đồ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong Chuyên đề 1 để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày về nội dung công nghệ sinh học trong trồng trọt qua sơ đồ tư duy.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát, lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

Hệ thống hóa kiến thức

Sản phẩm sơ đồ tư duy của các nhóm.

  1. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về công nghệ sinh học trong trồng trọt, vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi .
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi phần Luyện tập, Vận dung.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời phần Luyện tập, Vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và hoàn thành các bài tập trong phần Luyện tập, Vận dụng SGK tr.25.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận theo cặp đôi, vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học về công nghệ sinh học trong trồng trọt, vận dụng kiến thức hiểu biết thực tế để trả lời câu hỏi .

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp đôi lần lượt báo cáo kết quả thảo luận:

Câu 1. Các lĩnh vực công nghệ sinh học được áp dụng để tạo ra một số sản phẩm:

Sản phẩm

Lĩnh vực công nghệ sinh học

Ví dụ

Giống chuyển gen

Công nghệ gene

Cà chua được chuyển gene làm quả chậm chín

Giống đột biến

Công nghệ gene

Giống táo Má Hồng được tạo ra từ gây đột biến giống táo Gia Lộc.

Giống lai khác loài

Công nghệ tế bào

Cây lai khoai tây, cà chua.

Giống cây trồng sạch bệnh

Công nghệ tế bào

Nhân giống cây trồng bằng nuôi cấy mô tế bào.

Chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học

Công nghệ vi sinh

Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học

Chế phẩm phân bón vi sinh

Công nghệ vi sinh

Chế phẩm phân bón hữu cơ vi sinh

Chế phẩm enzyme cải tạo đất

Công nghệ enzyme

Chế phẩm enzyme cải tạo đất

Nhiên liệu sinh học

Công nghệ lên men

Diesel sinh học (từ dầu thực vật và mỡ động vật lỏng), diesel xanh có nguồn gốc từ tảo và các thực vật khác).

Câu 2. Ưu và nhược điểm của các hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng:

Các hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng

Ưu điểm

Nhược điểm

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng.

Tạo giống cây trồng sạch

bệnh; nhân nhanh giống cây trồng với hệ số nhân giống cao; cho sản phẩm đồng nhất; tiết kiệm thời gian nhân giống; sản xuất cây giống quanh năm

Hạn chế về chủng loại cây giống; yêu cầu kĩ thuật hiện đại nên chi phí sản xuất cao.

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo dòng thuần

Rút ngắn thời gian tạo dòng thuần; tỉ lệ cây thuần chủng được tạo ra cao hơn so với phương pháp thông thường.

Cây đơn bội tạo ra yếu, khó duy trì.

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống đột biến

Tạo ra các giống cây trồng mang những đặc tính mong muốn; tạo ra nguồn biến dị phong phú mà bằng các phương pháp lai khó thực hiện; khả năng tạo ra giống mới nhanh

Tỉ lệ biến dị có lợi thấp; khó định hướng được biến dị mong muốn; phần lớn hoá chất xử Ií đột biến có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống đa bội

Tạo giống có năng suất cao; sức sống cao; tính thích ứng rộng; khả năng chống chịu cao với điều kiện bất lợi.

Tỉ lệ cây bắt dục cao nên hạn chế trong nhân giống hữu tính.

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo giống cây trồng chuyển gen

Rút ngắn thời gian tạo giống; chủ động tạo ra các giống cây trồng mang gene mong muốn

theo mục tiêu của nhà tạo giống.

Yêu cầu kĩ thuật cao, thiết bị đặc biệt; cây trồng chuyên gene có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người nên bị hạn chế sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới

Ứng dụng công nghệ sinh học tạo cây lai khác loài

Tạo được giống cây lai khác loài mà các phương pháp lai thông thường không làm được.

Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị đặc biệt; cây lai khác loài thường bát dục nên ít phổ biến.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và khai thác nguồn gene cây trồng

Tạo ra các ngân hàng gene in vitro đa dạng, phong phú; nhân nhanh nguồn gene; đánh giá được đa dạng di truyền nguồn gene bằng chỉ thị phân tử với độ chính xác cao; lập bản đồ gene; phân lập được nhanh chóng và chính xác các gene mang tính trạng mong muốn.

Đòi hỏi kĩ thuật cao, cơ sở vật chất và thiết bị đặc biệt; chi phí lớn.

Câu 3. So sánh chế phẩm vi sinh và chế phẩm enzyme phục vụ trồng trọt

Loại chế phẩm

Ưu điểm

Nhược điểm

Phạm vi áp dụng

Chế phẩm

vi sinh

Có độ an toàn cao

đối với con người,

chát lượng nông

sản và môi trường; ít gây kháng thuốc ở sâu hại; không làm hại thiên địch;

hiệu quả sử dụng thường kéo dài.

Có tác dụng tương

đối chậm, phổ tác

dụng hẹp; yêu cầu điều kiện bảo quản nghiêm ngặt

nhằm đảo bảo hoạt tính của thuốc; giá thành cao.

Tuy loại sâu, bệnh

hại mà sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật sinh học phù hợp.

Chế phẩm enzyme

Sử dụng chế phẩm

enzyme có hiệu quả cao vì hiệu suất xúc tác của enzyme rất lớn; an toàn cho cơ thể sống và môi

trường.

Để sản xuất chế

phẩm enzyme phải có trang thiết bị công nghệ, đầu tư lớn; bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng chế phẩm; giá thành cao.

Cải tạo đất và ủ phụ phẩm hữu cơ làm phân bón.

Câu 4. Đáp án B.

Câu 5. Các lĩnh vực công nghệ sinh học nên được áp dụng rộng rãi trong tương

lai là: công nghệ gene mới trong chọn tạo giống; công nghệ tế bào trong nhân giống cây trồng sạch bệnh; công nghệ vi sinh vật, enzyme và protein sản xuất phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, KIT chẩn đoán bệnh cây trồng.

- GV yêu cầu các HS lắng nghe lần lượt từng câu trả lời của các bạn, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học trong Chuyên đề 1.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5 – Vai trò của hoa, cây cảnh đối với đời sống con người.

 


=> Xem toàn bộ Giải chuyên đề công nghệ trồng trọt 10 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài: Ôn tập chuyên đề 1 - Công, GA word chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cd bài: Ôn tập chuyên đề 1 - Công, giáo án chuyên đề Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài: Ôn tập chuyên đề 1 - Công

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU