Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 bài 8: Ôn tập văn bản kết nối chủ điểm: hương khúc sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

ÔN TẬP VĂN BẢN KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: HƯƠNG KHÚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố khắc sâu kiến thức về văn bản Hương khúc các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.
  1. Năng lực

a.Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề  để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Kể và tóm tắt được cốt truyện, sự việc chính của văn bản.

- Ý nghĩa của văn bản, cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật trong câu chuyện.

3.Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hào nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: GV đưa câu hỏi để HS trả lời
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời và chia sẻ của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV cho HS quan sát hình ảnh minh họa món xôi khúc trong SGK và yêu cầu HS đọc nhan đề VB, dựa vào chủ điểm của bài học để dự đoán về nội dung VB:

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Hình ảnh món bánh xôi khúc chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta phải không nào? Đây cũng chính là một món ăn ngon và bổ ích của người Việt. Trong bài học kết nối chủ điểm ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về món ăn này qua văn bản Hương khúc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: Nhận biết được những nội dung, nghệ thuật chính của VB và liên hệ được với chủ điểm.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS sử dụng kiến thức SGK để trả lời các câu hỏi trong phần Suy ngẫm và phản hồi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Hương khúc
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

I.   CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

-                Đọc kĩ từng đoạn, suy luận nội dung và ý nghĩa của từng đoạn để nhận ra các yếu tố làm nên sưc hấp dẫn của chiếc bánh khúc tuổi thơ.

-  Tác giả đã dành cho chiếc bánh khúc tuổi thơ những tình cảm như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

 

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Hình ảnh chiếc bánh khúc tuổi thơ

Các yếu tố làm nên sức hấp dẫn của chiếc bánh khúc tuổi thơ:

- Từ vẻ đẹp của sản vật quê hương.

- Từ cách làm bánh tỉ mỉ đong đầy yêu thương của bà.

- Từ sự háo hức trông ngóng của một đứa trẻ chờ đợi món quà tuổi thơ.

2. Tình cảm của tác giả thể hiện trong VB

- Tình cảm, cảm xúc của tác giả trong VB được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp qua cách tác giả kể và tả về cách bà làm bánh khúc.

- Trong VB, tác giả đã thể hiện sự yêu thương, trân quý, nâng niu chiếc bánh ấy như nâng niu tất cả những gì đẹp nhất của tuổi thơ và đặc biệt trong đó còn có những kí ức rất đẹp và ấm áp về bà.

- Tình cảm của tác giả được thể hiện trực tiếp trong đoạn trích như:

+ Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín... da diết mơ hồ;

+ Cho dù vẫn là bột sống… ứa đầy nước miếng;

+ Những miểng mỡ thái… béo ngậy đến mê người.

+ Cái béo của mỡ lợn… dân dã ngon lạ thường.

- Tình cảm của tác giả còn được thể hiện gián tiếp qua:

+ Cách miêu tả tỉ mỉ, chi tiết từng công đoạn làm bánh;

+ Cách lựa chọn từ ngữ miêu tả chiếc bánh, đặc biệt là những tính từ cực tả về tính chất như: thơm ngây, béo ngậy, ngọt ngào, dân dã, nóng hổi,…

+ Những biện pháp tu từ như: Tôi nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật, một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc,…

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Văn bản thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc Việt.

 

2. Nghệ thuật

- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha

- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực.

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Hương khúc đã học.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS chọn câu trả lời dúng
  3. Sản phẩm học tập: HS tìm câu trả lời đúng
  4. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Tìm câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1: Rau khúc thường mọc ở đâu?

  1. Trên đồng
  2. Trên núi
  3. Trong vườn nhà
  4. Tác giả không đề cập đến.

 

Câu 2: Rau khúc nở rộ vào thời điểm nào?

  1. Bất cứ thời điểm nào trong năm
  2. Mỗi đầu tháng theo lịch dương
  3. Tháng Giêng, tháng Hai
  4. Mùa thu

Câu 3: Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà lại làm gì?

  1. Lấy ra cho tác giả và mọi người cùng ăn.
  2. Xếp dăm cái đĩa để thắp hương trên ban thờ.
  3. Cho vào trong thúng rồi đem đi bán.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Mỗi khi bà nhào bột xong, tác giả thường làm gì?

  1. Thèm rõ rãi nên xông vào ăn luôn trước khi bánh hoàn thành.
  2. Đem đi nấu bánh hộ bà.
  3. Cúi rạp người xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh và hít thật sâu.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tôi nâng chiếc bánh khúc như nâng một báu vật” là gì?

  1. Nhân hoá
  2. Ẩn dụ
  3. So sánh
  4. So sánh, ẩn dụ

Câu 6: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản này là gì?

  1. Tạo nên điểm nhấn, thu hút sự chú ý của bạn đọc
  2. Lột tả mạnh mẽ cảm xúc, sự trân trọng của tác giả
  3. Gây nên cảm giác mê ảo, khiến người đọc hứng thú
  4. Tất cả các đáp án trên.

=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời bài 8: Ôn tập văn bản kết nối, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 ctst bài 8: Ôn tập văn bản kết nối, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 8: Ôn tập văn bản kết nối

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO