Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST Bài 4. Quà tặng của thiên nhiên (tản văn, tùy bút)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 Bài 4. Quà tặng của thiên nhiên (tản văn, tùy bút) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4. QUÀ TẶNG CỦA THIÊN NHIÊN (TẢN VĂN, TÙY BÚT)

ÔN TẬP VĂN BẢN “CỐM VÒNG”

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Củng cố khắc sâu kiến thức về thể loại tùy bút, về văn bản Cốm vòng mà các em đã được học thông qua các phiếu học tập để ôn luyện.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về nội dung của các ý chính của văn bản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

  1. Năng lực đặc thù:

- Đọc hiểu một văn bản thông qua các câu văn nhằm trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân, các thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.

  1. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:  Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết của mình.

- Trách nhiệm: Trân trọng văn hóa truyền thống của dân tộc.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
  3. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi:

  1. Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.
  2. Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản.

- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời, HS trình bày kết quả (cá nhân)

- GV đặt vấn đề: Từ việc miêu tả và thuyết minh về cốm vòng – một đặc sản nổi tiếng của làng Vòng, tác giả của văn bản Cốm vòng đã thể hiện tình cảm sâu sắc về truyền thống quê hương. Để hiểu rõ về tình cảm này, trong bài hôm nay, chúng ta cùng ôn tập lại văn bản “Cốm vòng”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu: HS nắm được các kiến thức căn bản về:
  • Đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong văn bản.
  • Tìm hiểu những chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mần cây trong văn bản Cốm vòng
  1. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS đọc thầm lại văn bản và đặt câu hỏi:

+ Tác giả văn bản “Cốm vòng” là ai? Nêu những thông tin chính về tác giả và tác phẩm “Cốm vòng”

+ Văn bản “Cốm vòng” viết theo thể loại gì? Phân chia bố cục cho văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS hoạt động thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất đáp án cuối cùng.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

NV2: Nhắc lại kiến thức trọng tâm của VB

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm:

Mỗi nhóm sử dụng 1 tờ giấy A0 và thể hiện nội dung:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm gốm của người làng Vòng.  

+ Nhóm 2: Tìm hiểu nguyên liệu và các công đoạn chế điển để làm ra cốm.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả và trao đổi.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN.

1. Tác giả

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. sinh tại Hà Nội

- Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Ginag, tỉnh Hải Dương

- Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.

- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Thuộc chương 8 trong Miếng ngon Hà Nội (1952).

b. Thể loại: Tùy bút

c. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến "sản xuất được cốm quý"): Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng.

- Phần 2 (tiếp đến "tinh khiết và thơm tho lạ lùng"): Mô tả nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng

- Phần 3 (còn lại): Những suy tư, cảm nhận của tác giả về cốm, từ đó nhấn mạnh sự trân trọng, nâng niu cốm chính là trân trọng nâng niu công sức của đất trời, của con người.

 

II. ÔN TẬP VĂN BẢN “CỐM VÒNG”

1. Giới thiệu về đặc sản cốm Vòng và truyền thống làm cốm của người làng Vòng

- Tác giả khẳng định: Cốm và hồng là  sản phẩm biểu dương được tình thần của những cuộc nhân duyên.

- Màu sắc:

+ Cốm: giản dị mà thanh khiết

+ Hồng: chói lọi mà vương giả

à tưởng tương xung mà thắm đượm với nhau.

- Mùi vị: vị ngọt lừ của hồng – mùi thơm của cốm à nâng đỡ, hòa quyện như trai gái xứng đôi, vừa đôi

- Hai thức quà hòa quyện, sánh đôi cùng nhau như tình cảm đôi lứa, chẳng thể tách rời.

à Sự hài hòa giữa việc thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên và cảm xúc chân thực của con người.

- Những cô gái làng Vòng: mộc mạc, ưa nhìn, gánh cốm từ sáng sớm tinh mơ.

2. Nguyên liệu và các công đoạn chế biến công phu để ra được sản phẩm cốm Vòng

- Nguyên liệu và cộng đoạn: Để làm ra sản phẩm cốm, cần 6 công đoạn:

1. Ngắt lúa

2. Tuốt lúa

3. Đảo trong nồi rang

4. Xay, giã thóc

5. Sàng thóc

6. Hồ

à Sự cầu kì, tinh tế, tỉ mỉ để làm ra cốm.

- Tác giả đã bộc lộ trực tiếp, sinh động, như hòa quyện với hương vị thơm mát thanh khiết của tự nhiên, với nét đẹp mộc mạc mà nên thơ của đất trời, tạo cho cho người đọc ấn tượng khó quên.

- Cách gói cốm: gói bằng lá sen mới, buộc bằng sợi rơm tươi à trang nhã, hòa quyện cùng thiên nhiên.

- Cách ăn cốm: ăn cho ra miếng cốm, thanh lịch, cao quý, phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một… nhai nhỏ nhẹ, ngẫm nghĩ… nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng…

à Tình cảm yêu mến, quý trọng, trìu mến của tác giả dành cho cốm.

- Chủ đề của văn bản: Tình cảm yêu quý, trân trọng của tác giả đối với cốm và đối với văn hóa của dân tộc cũng như cách sống đẹp, giàu văn hóa của người Hà Nội.

III. TỔNG KẾT

* Nội dung

Qua văn bản, ta thấy tâm hồn của nhà thơ Vũ Bằng là một tâm hồn tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.

* Nghệ thuật:

- Ngôn ngữ giàu cảm xúc.

- Lối viết hấp dẫn, thú vị.

- Cách triển khai ý kiến, lí lẽ mạch lạc, rõ ràng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống bài tập tự luận.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

=> Xem toàn bộ Giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 CTST

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời Bài 4. Quà tặng của thiên nhiên (tản, GA word buổi 2 Ngữ văn 7 ctst Bài 4. Quà tặng của thiên nhiên (tản, giáo án buổi 2 Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 4. Quà tặng của thiên nhiên (tản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 MỚI SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO